Cuộc sống xanh

Ba loại nước uống tăng sức khỏe cho gan, ruột

Lan Hạ 09/05/2025 11:00

Trà xanh, cà phê hay sinh tố rau củ quả kết hợp nước dừa là một số gợi ý các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tiêu thụ hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ đường ruột và tăng cường chức năng gan.

Ruột thường được ví như "bộ não thứ hai" của cơ thể do giữ vai trò trung tâm trong quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và điều hòa miễn dịch. Một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh không chỉ giúp hệ tiêu hóa vận hành hiệu quả mà còn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường hay tim mạch.

Cùng với đó, gan đóng vai trò then chốt trong việc lọc bỏ độc tố, chuyển hóa chất và sản sinh các protein thiết yếu, góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 3 loại đồ uống nếu duy trì sử dụng mỗi ngày sẽ hỗ trợ chức năng gan, tiêu hóa và hệ vi sinh vật đường ruột.

8-tra1.jpg
Là thức uống dân dã nhưng trà xanh có nhiều hợp chất có lợi cho cả ruột và gan

Trà xanh

Khuyến nghị đầu tiên của Sethi là trà xanh, được đánh giá cao vì hàm lượng catechin cao - đây là chất chống oxy hóa mạnh. Các hợp chất này giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa, có lợi cho cả ruột và gan.

Không chỉ vậy, trà xanh cũng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch chuyển hóa. Nó cũng giảm thiểu các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng hoặc đầy hơi.

Cà phê

Một ly cà phê vào buổi sáng không chỉ tăng năng lượng, cải thiện tâm trạng, mà còn tốt cho cả sức khỏe gan. Nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NIH) cho thấy tiêu thụ 2 tách cà phê hàng ngày trong khung giờ phù hợp giúp bảo vệ chống lại sự tiến triển của hầu hết dạng bệnh gan.

"Cà phê thúc đẩy sức khỏe gan do hàm lượng chống oxy hóa của nó. Nó cũng làm giảm nguy cơ ung thư gan và gan nhiễm mỡ", bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Saurabh Sethi – hiện làm việc tại California (Mỹ) cho biết. Ông cũng khuyên không nên thêm đường vào cà phê. Ngoài ra, những người bị ợ nóng hoặc đầy hơi có thể được hưởng lợi từ cà phê đã khử caffeine.

8-cafea.png
Cà phê thúc đẩy sức khỏe gan do hàm lượng chống oxy hóa của nó. Nó cũng làm giảm nguy cơ ung thư gan và gan nhiễm mỡ

Sinh tố

Cũng theo gợi ý của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Saurabh Sethi, hãy thưởng thức một ly sinh tố bổ dưỡng được chế biến bằng cách pha trộn một loạt các loại trái cây và rau quả tươi ngon với nước dừa bổ dưỡng.

Không giống nước ép - thường mất chất xơ quan trọng trong quá trình chế biến - sinh tố giữ lại thành phần quan trọng này, do đó thúc đẩy sức khỏe đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Trong khi đó, nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất điện giải tự nhiên, giúp tăng đáng kể thành phần dinh dưỡng cho sinh tố.

Điều gì xảy ra khi ăn lòng heo ngâm hóa chất?

Lòng se điếu, món ăn được ví “quý hơn cả tôm hùm”, đang trở thành từ khóa được quan tâm. Không chỉ nổi bật bởi hình dáng đặc biệt, lòng xe điếu còn được săn lùng vì độ hiếm và giá trị đắt đỏ.

Thế nhưng, sự phổ biến bất thường của các quán bán lòng với số lượng lớn khiến nhiều người hoài nghi: liệu những miếng lòng này có bị tẩm hóa chất, đặc biệt là formol, để tạo hình và giữ được lâu.

8-long-sda.jpg
Người dân ăn phải lòng heo ngâm hóa chất có thể gây hại gan, thận, tích tụ độc tố lâu dài, tăng nguy cơ ngộ độc, rối loạn chuyển hóa. Ảnh minh họa

Theo ThS.BS Bùi Thị Duyên, Phó chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Quân Y 175 (TP.HCM), có người sẵn sàng chi hàng triệu đồng để mua và thưởng thức món lòng xe điếu trong khi loại lòng này vốn rất hiếm, hàng nghìn con heo mới có thể tìm thấy một con có đoạn ruột xoắn lại thành hình như vậy.

Vì vậy, có nhiều khả năng các sản phẩm lòng xe điếu đang bày bán thực chất là lòng thường, được tẩm ướp hóa chất hoặc phụ gia để làm biến đổi hình dạng, khiến chúng co rút lại, dày hơn và giòn hơn, đánh lừa người tiêu dùng.

Việc sử dụng hóa chất, phụ gia để biến lòng heo thường thành lòng xe điếu không chỉ là hành vi gian dối mà còn tiềm ẩn rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Một số loại hóa chất có thể làm thay đổi kết cấu ruột, khiến lòng trông dày, giòn, bắt mắt như đặc sản thật. Tuy nhiên, những sản phẩm “phù phép” này có thể chứa tồn dư hóa chất độc hại.

“Hóa chất khi đi vào cơ thể, dù chỉ với liều lượng nhỏ, vẫn có thể gây tổn thương. Chúng không gây ngộ độc tức thì, nhưng tích tụ lâu ngày sẽ khiến gan và thận phải hoạt động quá tải để đào thải độc tố. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến suy gan, suy thận, rối loạn chuyển hóa, thậm chí là ung thư”, bác sĩ Duyên cảnh báo.

Về mặt dinh dưỡng, bác sĩ Duyên khẳng định lòng xe điếu không có giá trị dinh dưỡng gì vượt trội so với lòng heo thông thường. Bản chất nó vẫn là lòng non, tức ruột non của heo và thành phần chủ yếu vẫn là chất béo và một phần nhỏ protein.

Tuy nhiên, lượng chất đạm không cao trong khi năng lượng lại lớn do hàm lượng chất béo cao, kèm theo đó là nhiều cholesterol, những yếu tố không có lợi cho sức khỏe nếu tiêu thụ thường xuyên.

Nội tạng động vật nói chung, bao gồm cả lòng heo, vốn đã không phải là thực phẩm được khuyến khích ăn nhiều trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Những người mắc bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu hay béo phì đặc biệt cần hạn chế. Ở nhiều quốc gia phát triển, nội tạng động vật gần như bị loại khỏi bữa ăn do không đảm bảo an toàn và không có lợi ích sức khỏe lâu dài.

Không chỉ vậy, nội tạng động vật còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nếu không được chế biến kỹ. Các loại sán, giun, ký sinh trùng đường ruột có thể tồn tại trong lòng sống, nếu chỉ rửa qua loa hoặc nấu chưa chín kỹ, người ăn rất dễ bị nhiễm.

Trong trường hợp lòng được ngâm hóa chất, ký sinh trùng có thể chết nhưng bản thân các hóa chất độc hại đưa vào cơ thể lại là một nguy cơ khác không thể xem nhẹ.

Bác sĩ Duyên khuyến cáo người tiêu dùng không nên tin vào các thông tin chưa kiểm chứng về các món ăn “đặc sản lạ”. Lòng xe điếu nếu có thật cũng không mang lại giá trị dinh dưỡng đặc biệt nào. Trong khi đó, các sản phẩm lòng đã qua xử lý hóa chất để giả mạo lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Ba loại nước uống tăng sức khỏe cho gan, ruột
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.