Ăn vài hạt lạc mỗi ngày, nếu đúng cách sẽ rất tốt cho sức khoẻ
Lạc là một thực phẩm khá quen thuộc và thường thấy trong nhiều món ăn hàng ngày. Đặc biệt, lạc còn là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, protein và nhiều dưỡng chất có lợi khác. Tuy nhiên, ăn lạc thế nào để phát huy hết tác dụng, có lợi cho sức khỏe thì không phải cũng biết cách.
Chính vì thế, lạc (đậu phộng) là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ nhưng phải ăn đúng cách mới phát huy được hết tác dụng.
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM - Cơ sở 3), lạc, hay đậu phộng là cây thực phẩm thuộc họ đậu, nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Hạt lạc giàu năng lượng nhờ chứa nhiều lipid. Ở Việt Nam, cây lạc được trồng phổ biến và là thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày.

Theo nghiên cứu, hạt lạc chứa 3-5% nước, 20-30% chất đạm, 40-50% chất béo, 20% chất bột và 2-4% chất vô cơ. Nhân lạc chứa dầu lạc, gồm các glycerid của acid béo no và không no như acid oleic, acid linoleic, acid palmitic, acid stearic, và acid hexaconic.
Hạt lạc rất giàu dinh dưỡng, cung cấp hơn 30 chất thiết yếu, gồm niacin, folate, chất xơ, vitamin E, magie và phốt pho. Đặc biệt, lạc chứa resveratrol, chất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cholesterol tốt HDL, cải thiện tuần hoàn máu và làm da hồng hào.
Ổn định đường huyết
Lạc hay còn gọi là đậu phộng là loại thực phẩm rất thường gặp trong các món ăn của người Việt. Theo chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng, lạc không chỉ cung cấp chất béo có lợi mà còn là nguồn thực phẩm giàu chất xơ và chất đạm.
Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, nếu mỗi ngày bổ sung 1/4 chén lạc có thể cung cấp cho cơ thể bạn 35% nhu cầu mangan cần thiết mỗi ngày. Mangan là khoáng chất đóng vai trò vào quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate, giúp hấp thụ canxi và duy trì sự ổn định đường huyết.
Nguồn dưỡng chất do hạt lạc cung cấp có thể làm giảm khả năng mắc bệnh đái tháo đường type 2. Khi ăn hạt lạc, lượng đường trong máu sẽ không có sự thay đổi đáng kể vì đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp. Do đó, lạc luôn có thực phẩm được ưu tiên bổ sung vào thực đơn của người bị tiểu đường nhằm kiểm soát sự gia tăng của chỉ số đường huyết.
Ngăn ngừa sỏi mật
Có thể điều này sẽ gây ngạc nhiên, nhưng trải qua 20 năm nghiên cứu, người ta chứng minh được rằng nếu ăn 1 ounce, tương đương 28,35g đậu phộng, hoặc bơ lạc trong vòng một tuần thì sẽ giảm 25% nguy cơ tiến triển của bệnh sỏi mật.
Phòng chống trầm cảm
Phần lớn mọi người đều cho rằng giá trị dinh dưỡng của lạc không cao và chỉ chú trọng lựa chọn những loại hạt đắt tiền như óc chó, hạnh nhân để bổ sung vào các món ăn. Tuy nhiên, với bảng thống kê giá trị dinh dưỡng từ lạc có thể thấy rằng đây cũng là một loại hạt rất bổ dưỡng. Đặc biệt, việc sử dụng lạc trong món ăn có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề sức khỏe như:
Hạt lạc cũng dồi dào nguồn axít amino tryptophan, cần thiết cho quá trình sản xuất serotonin. Serotonin có lợi cho não, giúp cải thiện tâm trạng, giảm chứng trầm cảm.
Tăng cường trí nhớ
Vì sao lạc lại được xếp vào danh sách thực phẩm cho trí não? Đó là do nguồn vitamin B3 và chất niacin chứa trong lạc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả việc cải thiện chức năng bộ não và thúc đẩy hoạt động trí nhớ.

Bảo vệ tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu, thường xuyên ăn các loại đậu có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hạt lạc là loại đậu giàu chất béo không bão hòa, có lợi cho tim. Bên cạnh đó, nó còn chứa các chất chống oxy hóa mạnh, điển hình là axít oleic. Ăn một nắm lạc 4 lần/tuần có thể giúp bạn tránh được các bệnh tim mạch cũng như bệnh mạch vành.
Phòng bệnh ung thư
Chất phytosterol được tìm thấy nhiều trong dầu thực vật, các loại hạt, bao gồm cả hạt lạc không chỉ giúp bảo vệ tim mạch bằng cách hạn chế việc hấp thu cholesterol, mà còn có thể phòng chống bệnh ung thư bằng cách ức chế sự phát triển của các khối u.
Ngoài ra, nguồn chất xơ của hạt lạc không chỉ hỗ trợ vấn đề tiêu hóa mà còn giúp thuyên giảm tình trạng viêm.
Đẩy lùi nguy cơ dị tật thai nhi
Ngoài việc cung cấp sắt và canxi thì Acid Folic cũng rất cần thiết cho mẹ bầu nhằm hạn chế những dị tật không mong muốn ở thai nhi. Nguồn Acid Folic dồi dào có trong hạt lạc sẽ giúp thai phụ giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi lên đến 70%.
Những điều cần lưu ý khi ăn hạt lạc
Thực tế cho thấy hạt lạc cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ và có thể kết hợp trong nhiều món ăn, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng nguồn thực phẩm này quá nhiều. Tốt nhất là mỗi ngày chỉ nên ăn 10-25gr. Việc sử dụng quá lượng cần thiết của cơ thể có thể khiến bạn gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác. Sau đây là một số lưu ý cụ thể đối với việc sử dụng lạc trong các bữa ăn:
Khi đói bụng, bạn không nên ăn quá nhiều lạc vì việc dung nạp chất béo quá nhiều khi bụng đói có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu do cảm giác chướng bụng, khó tiêu.
Những người bị dị ứng với lạc thì không nên ăn lạc.
Khi mua lạc nên tìm hiểu, lựa chọn kỹ vì việc sử dụng những hạt lạc bị quá hạn, ẩm mốc, đổi màu có thể khiến bạn bị ngộ độc Aflatoxin, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi ăn lạc, nếu bạn cảm thấy cơ thể có những biểu hiện khác thường nên ngừng sử dụng và theo dõi sức khỏe. Trong trường hợp ngứa phát ban, sưng mặt hoặc gây nôn ói, có thể đó là triệu chứng bạn bị dị ứng với hạt lạc. Với những biểu hiện dị ứng nghiêm trọng như khó thở, co giật, sưng ở môi, mặt, mất tỉnh táo,… có thể cảnh báo tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và can thiệp sớm.