Bác sĩ gợi ý 3 nhóm thuốc cần mua trong mùa dịch Covid-19

Kim Chi|22/12/2021 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Thuốc hạ sốt dạng sủi, viên nén, đút hậu môn, thuốc dạ dày… là những loại thuốc bạn cần chuẩn bị sẵn trong giai đoạn dịch bệnh căng thẳng hiện nay.

Theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi số ca F0 ngày càng gia tăng thì việc mua sắm sẵn vài loại thuốc trong gia đình là điều cần làm để tránh bị động nếu không may trở thành F0.

Bác sĩ Ninh cho biết khi mua thuốc, người dân nên mua đúng, mua đủ các loại thuốc được mua không cần kê đơn. Dưới đây là các nhóm thuốc bác sĩ Ninh tư vấn cần có trong tủ thuốc gia đình.

Thứ nhất, nhóm thuốc hạ sốt

BS Ninh cho biết thuốc hạ sốt là thuốc không cần kê đơn và có thể mua dễ dàng tại các nhà thuốc. Nếu bạn đi mua thuốc nên mua các loại hạ sốt của người lớn, trẻ nhỏ. Nếu người không uống được viên sủi có thể mua cả viên sủi, nén, viên đặt hậu môn… để dùng cho được tất các các đối tượng trong gia đình.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, bác sĩ Ninh khuyến cáo khi mua thuốc nên chọn thuốc hạ sốt dạng acetaminophen hay gọi là thuốc paracetamol. Mua các hàm lượng khác nhau ví dụ trẻ nhỏ có thể từ 80 mg, 150 mg, 250 mg. Người lớn loại viên 500 mg. Các loại thuốc có tên khác nhau nhưng có thể có cùng 1 thành phần paracetamol vì vậy khi mua bạn cần hết sức chú ý thành phần thuốc.

Khi dùng thuốc hạ sốt, bạn cần lưu ý chỉ cần thân nhiệt trên 38 độ C là có thể dùng thuốc. Phải uống đúng liều lượng nếu uống quá nhiều sẽ dẫn tới ngộ độc. Thông thường công thức uống thuốc hạ sốt theo cân nặng của người đó. Ví dụ người ta tính hàm lượng thuốc là 10-15 mg cho một kg cân nặng, của mỗi người. Nếu bạn nặng 50 kg thì uống một viên 500 mg, người 75 kg có thể uống 2 viên 500 mg, trẻ nhỏ cũng tương tự. Khi uống thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh ngộ độc, tác dụng phụ của thuốc.

Thời gian uống, theo BS Ninh khoảng cách uống thuốc phải đúng đó là từ 4 đến 6 tiếng/lần. Không uống quá 5 lần/ngày, hạ sốt thì ngưng thuốc. Nhiều trường hợp uống cách nhau 4-6 tiếng, không thể uống quá nhiều, một ngày tối đa 5 lần.

BS Ninh cho biết khi xét nghiệm dương tính với Covid-19 không nên quá lo lắng tự uống thuốc, chỉ uống khi sốt trên 38,5 độ C bởi vì đây là thuốc hạ nhiệt chứ không phải thuốc phòng Covid-19. Khi cắt sốt thì không dùng, nếu dùng thuốc không hạ sốt ngay cũng không được uống liên tục mà có thể tham khảo thêm các biện pháp hạ nhiệt vật lý như chườm ấm.

Thứ hai, nhóm thuốc tai mũi họng

Khi trở thành F0 bạn có thể bị ho, ngạt mũi vì vậy nên chuẩn bị các thuốc xịt mũi họng rửa mũi rửa họng, thuốc nhỏ mắt, long đờm, siro ho…

BS Ninh cho biết những người bị ho, chảy nước mũi, có thể rửa súc họng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày.

Các triệu chứng như ho chảy nước mũi là biểu hiện thông thường của Covid-19. Khi ho nhiều cũng không nên quá lo lắng vì ho là cách tống dịch đờm từ cơ quan hô hấp ra ngoài.

Thứ ba, thuốc tiêu hóa đặc biệt là các loại thuốc đau dạ dày

BS Ninh cho biết nhiều người khi biết mình là F0 đã lo lắng, căng thẳng xuất hiện đau da dày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn mua sắc một số thuốc đau dạ dày để đến khi có triệu chứng đau dạ dày có thể giúp bạn dễ chịu hơn khi chưa đến được bệnh viện. Bạn có thể chuẩn bị thêm các thuốc trị tiêu chảy.

Ngoài ra, với những bệnh nhân có bệnh nền sẵn nhưng tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh đang duy trì thuốc thì cần duy trì đầy đủ và phải có sự chuẩn bị sẵn cho các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra khi là F0.

Có nên mua sẵn Dexamethasone

Theo bác sĩ Ninh nhóm thuốc chứa dexamethasone là thuốc kháng viêm, chống đông. Các thuốc này dùng cho bệnh nhân Covid-19 nhưng chỉ dùng trong giai đoạn bệnh trở nặng, không dùng ngay khi biết mình dương tính với virus.

BS Ninh cho biết có nhiều trường hợp biến chứng nặng hơn khi tự ý dùng thuốc này. Nhóm thuốc kháng viêm chỉ được dùng khi có dấu hiệu khó thở, đo nhịp thở trên 25 lần/phút, có các triệu chứng khó thở, hụt hơi. Người bệnh có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy máu. Nếu SpO2 dưới 95% là dấu hiệu suy hô hấp lúc đó người bệnh mới được khuyến cáo sử dụng kháng viêm.

Khi chọn thuốc kháng viêm ưu tiên sử dụng dexamethasone, có thể thay bằng methylprednisolone hoặc prednisolone nếu không có dexamethasone, đây là dòng thuốc chống viêm có thể dùng được.

Ngoài ra, các loại thuốc chống đông như rivaroxaban, apixaban, dabigatran được cấp trong gói thuốc B đã ghi rõ ràng cách dùng hàm lượng người bệnh phải sử dụng đúng mới có thể đảm bảo an toàn thuốc.

Ngoài các loại thuốc trên, bác sĩ Ninh khuyến cáo người dân có thể sử dụng thêm các thuốc bổ, vitamie nhưng dùng đúng, đủ không dùng quá nhiều không có thuốc nào phòng được Covid-19 ngoài vắc xin và 5K. Vì vậy, BS Ninh cho rằng người dân cũng không nên chạy theo các quảng cáo thuốc phòng Covid-19 trên mạng xã hội.

Kim Chi

Bài liên quan
  • Những xu hướng thực phẩm lành mạnh trong năm 2022
    Moitruong.net.vn – Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn tiếp diễn, mọi người dần thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, trong đó có việc siêng nấu ăn tại nhà và chế biến các món mới hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bác sĩ gợi ý 3 nhóm thuốc cần mua trong mùa dịch Covid-19