Bài học cho Việt Nam sau thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia

Bích Thuần (t/h)|11/10/2018 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngày 28/9, một thảm họa thiên nhiên kép đã tàn phá đảo Sulawesi, Indonesia. Trận động đất 7,5 độ richter, mạnh nhất trong năm 2018 và một trận động đất mạnh 6,1 độ richter diễn ra sau đó đã tạo nên cơn sóng thần cao 6m khiến ít nhất 1.300 người thiệt mạng, phá hủy hàng nghìn dãy nhày và để lại một thảm họa nhân đạo khủng khiếp.

MOITRUONG.NET.VN – Gần đây, tại Hà Nội đã có sự rung lắc nhẹ tuy chỉ trong vài giây nhưng cũng đủ làm cho nhiều người lo sợ. Trước những thiệt hại to lớn tại thành phố Palu và thị trấn Donggala, tỉnh Sulawesi, Indonesia. ​ Vậy thì, chúng ta rút được bài học gì từ thảm họa Indonesia?

Tây Ban Nha: Lũ lụt càn quét đảo Majorca, ít nhất 5 người thiệt mạng

Mực nước biển của Trái đất sẽ tăng lên 15 mét, đến năm 2300

Một cây cầu bắc ngang cửa biển tại thành phố Palu đã bị phá hủy hoàn toàn sau đợt thảm họa kép động đất – sóng thần ngày 28/9 ở miền trung đảo Sulawesi, đảo lớn thứ 4 của Indonesia. Ảnh: Reuters.

Động đất và sóng thần tại thành phố Palu, miền Trung Indonesia đã trải qua hơn 1 tuần nhưng hậu quả nó để lại quá nặng nề. Đây là thảm hoạ thiên nhiên lớn nhất tại Indonesia kể từ năm 2004 khi động đất và sóng thần tràn vào đảo Sumatra. 14 năm trôi qua nhưng bài học sau thảm hoạ vẫn là một vấn đề lớn mà Indonesia và các quốc gia luôn phải cảnh giác và đối mặt.

Việt Nam cũng nằm không xa mấy với Vành đai lửa Thái Bình Dương, và mới đây, tại Hà Nội đã có sự rung lắc nhẹ tuy chỉ trong vài giây nhưng cũng đủ làm cho nhiều người lo sợ, nhất là các cư dân tại các cao ốc. Vậy thì, chúng ta rút được bài học gì từ thảm họa Indonesia?

Rung trấn tại Hà Nôi, người dân nháo nhác nhìn trung cư trao đảo. Ảnh: OFFB

Cảnh báo đúng và cảnh báo sớm là điều rất cần thiết

“Nếu sự việc được cảnh báo sớm 10 phút thì hậu quả đã rất khác” – đó là nhận định của rất nhieuf chuyên gia khi những người dân ở thành phố này hoàn toàn không được cảnh báo sớm về động đất và sóng thần. Người dân thành phố này khẳng định, họ không hề biết một thông báo hay tín hiệu nào cả, sóng thần tới họ nhìn bằng mắt thường và hét cho nhau cùng chạy trốn. Thậm chí một buổi lễ vẫn diễn ra tại bờ biển khi sóng thần ập tới vào xẩm tối 28/9.

Được biết, ngay sau khi động đất xảy ra, Cơ quan Địa Vật lý Indonesia (BMKG) đã phát ngay cảnh báo sóng thần nhưng rồi lại dỡ bỏ ngay sau đó chỉ… nửa tiếng đồng hồ. Khi báo chí phỏng vấn, người đứng đầu Trung tâm Sóng thần và Động đất thuộc BMKG, Rahmat Triyono, khẳng định đã tuân thủ đúng các quy định và dỡ bỏ cảnh báo sóng thần dựa trên các dữ liệu thu được từ cảm biến thủy triều gần nhất, nằm cách Palu khoảng… 200 km.

Ông cho biết, “Chúng tôi không có các dữ liệu quan sát tại Palu, do vậy phải sử dụng dữ liệu sẵn có và dỡ bỏ cảnh báo cũng là dựa trên nó. Thiết bị theo dõi thủy triều gần nhất, chuyên đo những thay đổi trong mực nước biển, chỉ đo được sóng cao 6 cm và không phát hiện những con sóng lớn gần Palu”. Vậy là yếu tố quan trọng ở đây chính là thiết bị lạc hậu.

Duy trì, bảo dưỡng tốt thiết bị từ đầu nguồn tới đầu cuối

Một vấn đề khác ở đây đó là người dân Palu ngay sau khi xảy ra động đất đã hoảng loạn và không còn một ai để ý tới việc một cơn sóng thần sẽ ập tới. Việc động đất xảy ra kéo theo mất điện khiến hệ thống cảnh báo sóng thần không thể hoạt động. Đây là lý giải của một số chuyên gia Indonesia.

Theo ông Joern Lauterjung, Giám đốc Dịch vụ Địa chất tại Trung tâm Nghiên cứu về Địa chất Đức (GFZ), Đức đã cung cấp một hệ thống cảnh báo do GFZ phát triển tới Indonesia sau thảm họa sóng thần tàn khốc cướp đi sinh mạng của 226.000 người năm 2004. Hệ thống này đã hoạt động và dự đoán sóng thần cao tới 3 m khi động đất xảy ra.

Ông cho biết: “Nếu nhìn vào toàn bộ tiến trình hoạt động từ việc tạo ra tín hiệu cảnh báo cho tới chặng cuối cùng, tức là tới những cư dân địa phương sắp bị đe dọa, chúng ta thấy hé lộ ra một vấn đề, chẳng hạn, có vẻ như còi báo động đã không hoạt động và không có cảnh báo qua loa phóng thanh từ cảnh sát tới người dân địa phương”. Vậy là yếu tố quan trọng ở đây chính là tiến trình cảnh báo bị “đứt” mất đầu cuối.

Chắc hẳn, vẫn còn không ít những vấn đề khác nữa. Nhưng có lẽ, chỉ cần hai điều trên, cùng với lượng nhân sự phục vụ thật tốt thì dù có xảy ra thảm họa tương tự, Việt Nam cũng có thể chủ động ứng phó kịp thời hơn.

Bích Thuần (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bài học cho Việt Nam sau thảm họa động đất, sóng thần ở Indonesia
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.