Ý nghĩa của việc cúng ông Công, ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm theo phong tục của người Việt Nam là ngày Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng đế chuyện nhà cửa, bếp núc, các việc tốt xấu của gia chủ trong năm vừa qua.
Nghi lễ được thực hiện trọng thể bao gồm dâng lễ vật, thắp hương khấn vái, tạ lễ hóa vàng và cuối cùng là phóng sinh cá chép để Táo quân lên chầu trời.
Thông thường, ngày này sẽ được các gia đình tổ chức vào 23 tháng Chạp. Thế nhưng nhiều gia đình vì bận rộn công việc và một số lí do riêng mà làm lễ cúng sớm hơn 1, 2 ngày.
Tuy nhiên, theo lịch vạn sự năm 2019, ngày 22 tháng Chạp là ngày Tam Nương bởi ngày Tam Nương thường gợi đến sự sụp đổ, điêu đứng, đau thương, trong khi lễ cúng ông Công, ông Táo mang nhiều sự thành tâm và hi vọng về một năm mới an khang thịnh vượng, không thích hợp để tiến hành nghi lễ cúng ông Công, ông Táo.
Đây là một lưu ý đặc biệt quan trọng đối với các gia đình trong lễ cúng ông Công, ông Táo năm nay.
Sau khi mâm cỗ được bày biện đầy đủ với các món khác nhau (đặc biệt chú ý không được quên các món bắt buộc phải có như: Thịt luộc, gà luộc, đĩa xào thập cẩm, xôi hoặc bánh chưng, giò, canh măng, nấm, mọc).
Ngoài ra, mâm cúng ông Công ông Táo còn: hoa quả, trà sen, 3 chén rượu, quả bưởi, quả cau, lá trầu…
Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.
Đến giờ hành lễ là lúc con cháu bắt đầu đọc bài văn khấn cúng khấn ông Công, ông Táo để tỏ lòng thành kính.
Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo chuẩn nhất năm 2019!
“Kính lạy Thượng Đế.
Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ
Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ
Kính lạy chư vị Đại Đế ở ngoại thiên
Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế,
Kính lạy Đông phương Thanh Đế, Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Bạch Đế, Bắc Phương Hắc Đế.
Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ. Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn.
Kính lạy Càn Khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ.
Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài.
Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng.
Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Kính lạy Tứ Hải Long Vương.
Kính lạy tứ đức Thánh Mẫu.
Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới hạ đàn chứng giám.
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm….. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ.
Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú… với tấm lòng thành kính nhất tâm quy mệnh lễ, xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh Thượng Đế, Hỗn Côn sư tổ, Hồng Quân Lão Tổ, Chư Vị Đại Đế ngoại thiên, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng Ngũ Đế, Tam Thanh Sư Tổ, chư vị Sư Tổ, Tổng Quản Đại Thần Tài, các vị Thần Tiên trong tam giới, hạ đàn chứng giám để con làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.
Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, cùng chư vị mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn, đa tạ và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị rằng: toàn thể gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.
Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Sư Tổ, Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin lên Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới Kỷ Hợi 2019, đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư vị đại ân đại đức từ bi gia trì phúc lộc và tài vận cho chúng con và muôn chúng sinh.
Con xin tỏ lòng biết ơn ân điển của chư ngài và xin đa tạ.
Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!
Thầy phong thủy Lương Ngọc Huynh lưu ý, sau khi cúng xong thì lại quỳ lễ 9 lần. Lễ xong đi lùi ba bước rồi vái vọng đủ 8 hướng, sau đó mới được quay lưng đi.
Lễ xong đi lùi ba bước rồi vái vọng đủ 8 hướng, sau đó mới được quay lưng đi.
“Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy hoặc miếng vải màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù. Ai không có điều kiện thì thần tiên không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được”, ông Huỳnh nói.
Hà Anh (T/h)