Bệnh tăng huyết áp phải điều trị lâu dài, không được thấy huyết áp giảm mà tự ý ngưng dùng thuốc

Mai Hiền|23/05/2018 03:26
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết, bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị, kiểm soát có thể để lại biến chứng hết sức nặng nề, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, tỷ lệ người không biết bệnh rất lớn, tỷ lệ điều trị cũng rất thấp. Biện pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không là phải đo huyết áp để biết được chính xác con số huyết áp của mình. Khi huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương huyết áp tối thiểu) ≥ 90mmHg thì tức là bạn đã bị tăng huyết áp.  Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần điều chỉnh để có một lối sống hợp lý ngay từ lúc còn trẻ.

(Moitruong.net.vn) – Tăng huyết áp được coi là kẻ giết người thầm lặng vì gây biến chứng nặng nề ở tim, mắt, não, thận và các mạch máu lớn, từ đó gây tàn phế cho người bệnh, thậm chí là tử vong. Ước tính cứ 10 người lớn thì đã có 2-4 người có khả năng bị tăng huyết áp. Mỗi năm cũng có khoảng 9,4 người bị tăng huyết áp dẫn đến tử vong.

                      Hãy nhớ số đo huyết áp như nhớ tuổi của mình

Cụ thể là: Không nên ăn mặn, không ăn nhiều mỡ động vật hoặc các thức ăn có chứa nhiều Cholesterol; Hạn chế uống rượu, bia; Không hút thuốc lá, thuốc lào; Tập thể dục đều đặn hàng ngày; Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; Tránh bị lạnh đột ngột; Nên khám sức khỏe định kỳ, có kiểm tra số đo huyết áp và làm một số xét nghiệm cơ bản (điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu…). Và khi đã bị tăng huyết áp thì lập tức phải điều chỉnh lối sống hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị mà thầy thuốc đã hướng dẫn. Cần nhớ là điều trị tăng huyết áp là phải điều trị lâu dài, liên tục, không được thấy huyết áp giảm là tự ý ngưng sử dụng thuốc điều trị huyết áp.

Mai Hiền


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bệnh tăng huyết áp phải điều trị lâu dài, không được thấy huyết áp giảm mà tự ý ngưng dùng thuốc