TS.BS Trương Hồng Sơn,Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, cho biết uống rượu bia ngày Tết hoặc bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây viêm loét dạ dày, xơ gan... Ngoài ra, việc này còn ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức, gây bạo lực hoặc tai nạn giao thông. Do đó, việc sử dụng đồ uống này nên được hạn chế, không nên quá vui vẻ mà uống liên tục trong nhiều ngày.
Trong trường hợp phải uống rượu bia thì tốt nhất không sử dụng quá hai đơn vị cồn mỗi ngày với nam giới, một đơn vị cồn với nữ giới và không uống quá 5 ngày mỗi tuần. Theo đó, một đơn vị cồn tương đương với khoảng 3/4 chai hay lon bia có dung tích 330ml (5%); một ly rượu vang 100ml (13,5%) hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).
Theo bác sĩ Sơn, chén rượu ngày xuân rất dễ làm say rượu, mọi người nên chuẩn bị cách thức giải rượu. Trong đó, uống nước lọc sẽ giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng nồng độ cồn trong máu giúp đỡ say hơn.
"Không nên sử dụng những đồ uống có ga hoặc nước soda vì những đồ uống này sẽ làm hàm lượng carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, làm tăng nguy cơ ngộ độc", bác sĩ Sơn nói.
Cách giải rượu nhanh chóng với trà gừng
Gừng rất tốt để làm dịu cơn đau dạ dày và giúp giải rượu tốt. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước trà gừng nóng một thìa mật ong để hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu. Ngậm một lát gừng cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi dạ dày của bạn khó chịu.
Nếu không có sẵn gừng tươi trong nhà, bạn có thể dùng một vài lát mứt gừng bỏ vào trà nóng để tạo vị và tăng công dụng giải rượu.
Giải rượu bia bằng nước lọc
Uống rượu có thể dẫn đến mất nước theo một số cách khác nhau:
Đầu tiên, rượu có tác dụng lợi tiểu. Điều này có nghĩa là nó làm tăng sản xuất nước tiểu, dẫn đến mất chất lỏng và chất điện giải cần thiết cho hoạt động bình thường.
Thứ hai, uống quá nhiều rượu có thể gây nôn mửa, dẫn đến mất nhiều chất lỏng và chất điện giải hơn nữa.
Mặc dù mất nước không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra cảm giác nôn nao, nhưng nó góp phần gây ra nhiều triệu chứng, chẳng hạn như tăng cảm giác khát, mệt mỏi, đau đầu và chóng mặt.
Uống nước lọc có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của nôn nao và thậm chí ngăn ngừa chúng hoàn toàn.
Khi uống rượu, một nguyên tắc nhỏ là uống xen kẽ giữa một cốc nước và một thức uống. Mặc dù điều này không nhất thiết ngăn ngừa tình trạng mất nước, nhưng nó có thể giúp bạn tiết chế lượng rượu của mình.
Sau đó, hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày bằng cách uống nước bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát để giảm bớt các triệu chứng nôn nao.
Cách giã rượu bằng nước chanh
Chanh tươi hoặc trà chanh là một phương pháp khắc phục chứng say rượu tại nhà phổ biến. Nó giúp hấp thụ cồn và giúp giảm đau tức thì. Chanh là một loại thuốc “nhẹ nhàng” có thể dùng khi đau bụng.
Pha một ly trà chanh hoặc nước chanh tươi với nước ấm nhưng không thêm đường. Trà chanh giàu chất giải độc trong dạ dày, giảm say rượu nhanh chóng. Thức uống này kiểm soát lượng đường trong máu sau khi uống quá nhiều rượu.
Thực tế, dịp cuối năm và đầu xuân năm mới, các bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp ngộ độc rượu chủ yếu do uống phải rượu công nghiệp thường có hàm lượng methanol cao. Ngộ độc rượu có hai dạng là ngộ độc rượu thông thường (ethanol) và ngộ độc cồn công nghiệp (methanol). Mặc dù methanol hay ethanol khi ngộ độc lúc đầu đều biểu hiện giống nhau là hạ thân nhiệt, hạ huyết áp. Tuy nhiên ngộ độc methanol quá trình diễn tiến nửa ngày sau hoặc một đến hai ngày sau mới có biểu hiện.
Nếu bệnh nhân thấy mờ mắt, mệt mỏi, thở nhanh, chậm chạp, thậm chí hôn mê, có thể có nôn ọe thì lúc này đã là giai đoạn muộn khi bị ngộ độc. Do đó, nếu cảm thấy bất thường, mệt mỏi nhiều thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay không nên tự điều trị ở nhà.
Để hạn chế mua phải rượu công nghiệp, mọi người không nên mua rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường.