Biến đổi khí hậu nhiều quốc gia mất mùa vì thiên tai

Tú Anh (T/h)|01/08/2019 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Mỗi năm thiên tai gây tổn thất rất lớn về tài chính ở các nước đang phát triển. Như: hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, bão, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi..

Hạn hán là một trong những thủ phạm chính gần đây gây khó khăn rất nhiều cho nông dân trên toàn thế giới. 83% tổn thất kinh tế do hạn hán gây ra, theo nghiên cứu của FAO, lại do ngành nông nghiệp hứng chịu, lên tới 29 tỉ đô la.

Hạn hán là một trong những thủ phạm chính gần đây gây khó khăn rất nhiều cho nông dân trên toàn thế giới. 83% tổn thất kinh tế do hạn hán gây ra, theo nghiên cứu của FAO, lại do ngành nông nghiệp hứng chịu, lên tới 29 tỉ đô la.

Nông dân Ấn Độ vét từng giọt nước tại một chiếc hồ khô nẻ 

Hồi tuần trước, Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan đã hạ dự báo lượng gạo xuất khẩu của nước này từ 9,5 triệu tấn xuống 9 triệu tấn do hạn hán nghiêm trọng đe dọa nhiều vùng sản xuất lúa ở miền Bắc. Tuy nhiên chỉ vài ngày sau đó, cơ quan này lại tiếp tục điều chỉnh giảm thêm nửa triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng bảy năm qua.

Ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) cho biết, đây là thời điểm khó khăn nhất của ngành sản xuất lúa gạo do thiếu nước tưới và trị giá của đồng bạt tăng mạnh gây thêm nhiều bất lợi.

“Chúng ta cần phải tiếp tục chờ xem liệu tháng Tám có mưa hay không. Nếu trời vẫn không mưa thì phải tính tới khả năng xấu nhất là tiếp tục giảm đáng kể sản lượng lúa thơm hom mali ở vùng đông bắc khoảng 40-50%, xuống còn 4 -4,5 triệu tấn so với những năm trước đây là 8,5-9 triệu tấn”, ông Chookiat cho biết.

TREA dự báo, nguồn cung gạo thơm cả nước đưa đi các nhà máy chế biến cũng ​​sẽ giảm một nửa, chỉ còn 2 triệu tấn so với 4 triệu tấn trước đó, dẫn đến khả năng quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới không có nguồn để xuất khẩu. Như vậy có nghĩa là, tổng sản lượng gạo thơm năm nay chỉ đủ cho tiêu thụ nội địa.

Các chuyên gia thị trường cho hay, nếu tình trạng hạn hán tiếp tục kéo dài có thể đẩy giá lúa thơm của Thái Lan tăng từ 16.000 bạt lên 25.000 bạt/tấn, và giá gạo trong nước sẽ tăng từ 25.000 bạt lên 36.000 bạt/tấn.

Mặt khác, nếu có mưa sớm hơn tình hình sẽ thay đổi và Thái Lan vẫn có khả năng xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo hom mali, với giá đạt 1.500 USD/tấn so với 1.100 USD/tấn hồi năm ngoái.

Dự kiến, Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước sẽ có chuyến đi thực tế tại vựa lúa vùng đông bắc để đánh giá cụ thể tình hình hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo một cách chi tiết hơn.

Hiện nay đang có nhiều mối đe dọa khác cũng gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất lương thực, an ninh lượng thực và sinh kế của người dân.

Ngành nông nghiệp – bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản – đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, biến động thị trường, dịch bệnh, hiện tượng thời tiết cực đoan, và khủng hoảng cũng như xung đột kéo dài.

 Tú Anh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Biến đổi khí hậu nhiều quốc gia mất mùa vì thiên tai
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.