Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời gian gần đây, đặc biệt là những tháng đầu năm 2020, vấn đề chất lượng không khí của các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Liên tục trong nhiều ngày, có những thời điểm chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Hà Nội ở mức kém, ở TPHCM cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hoá gây cản trở tầm nhìn.
vào thời điểm sáng sớm là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, những ngày này, hoạt động đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch ở khu vực ngoại thành Hà Nội cũng góp phần làm gia tăng nồng độ bụi PM2.5 trong không khí
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý và định hướng phát triển phương tiện giao thông thân thiện với môi trường, lãnh đạo bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các đề xuất có liên quan đến giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính thông qua chính sách hỗ trợ phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo nội dung báo cáo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng hợp thực trạng ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính ở Việt Nam; tình hình phát triển phương tiện giao thông sử dụng điện; các chính sách pháp luật kiểm soát ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Về các đề xuất, kiến nghị để kiểm soát chất lượng môi trường không khí, giảm phát thải khí nhà kính do các hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; đặc biệt là ban hành Nghị quyết của Chính phủ về kiểm soát ô nhiễm không khí.
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TPHCM đang khiến người dân ngày càng lo lắng.
Trong đó có nội dung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường như xe điện, phương tiện sử dụng nhiên liệu tái tạo.
Về lâu về dài, cần đẩu nhanh lộ trình đưa ra quy chuẩn đối với khí thải giao thông, Đối với các phương tiện giao thông tại các thành phố lớn cần phải cao hơn các địa phương khác và phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Đồng thời, đầu tư cho các phương tiện giao thông công cộng chạy bằng năng lượng tái tạo để giữ cho môi trường trong sạch.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng kiến nghị Thủ tướng phân công các bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các quy định mới về kiểm soát ô nhiễm không khí, giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ phát triển sản xuất và sử dụng các phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển các phương tiện giao thông thân thiện môi trường.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát, chỉnh sửa và tham mưu, trình Chính phủ bổ sung đối tượng xe ô tô thân thiện môi trường gồm: Xe ôtô chạy điện, xe hybrid, xe sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh học, xe chạy bằng khí nén thiên nhiên vào chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ôtô…
Về phần mình, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải và lộ trình áp dụng đối với phương tiện giao thông lắp ráp, nhập khẩu mới, phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng và phương tiện đang lưu hành cùng với xây dựng, ban hành tiêu chí thân thiện môi trường và chứng nhận nhãn sinh thái đối với sản phẩm xe điện; xây dựng và ban hành kế hoạch thu hồi, tái chế, xử lý ắc quy từ xe điện.
Lý Nhân