Cà Mau: Đê biển Tây đặt trong tình huống khẩn cấp khi mùa mưa bão về

Hồng Nhung|31/08/2020 10:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Hàng chục nghìn hộ dân sống ven đê biển Cà Mau thấp thỏm mùa mưa bão. Chỉ cần con sóng mạnh cấp 5 là nước tràn đồng, ngập nhà.

Ngày 30/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Cà Mau, cho biết, nhiều đoạn đê biển Tây đã bị sạt lở nghiêm trọng. Để kịp thời bảo vệ đê, ngày 28/8, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp. Theo đó, tổng chiều dài sạt lở đê biển Tây trong tình huống khẩn cấp là 3.325m, với 4 đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần thực hiện giải pháp công trình khẩn cấp để bảo vệ đê.

Rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau bị sạt lở, nước cuốn trôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Cà Mau 30.8 cho biết, nhiều đoạn đê biển Tây đã bị sạt lở nghiêm trọng. Để kịp thời bảo vệ đê, ngày 28.8, Chủ tịch UBND tỉnh đã công bố tình huống khẩn cấp. Theo đó, tổng chiều dài sạt lở đê biển Tây trong tình huống khẩn cấp là 3.325m, với 4 đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm, cần thực hiện giải pháp công trình khẩn cấp để bảo vệ đê.

Cụ thể, xã Khánh Tiến, U Minh xuất hiện sạt lở đê biển nghiêm trọng, đoạn từ Hương Mai + 7.900m hướng về Tiểu Dừa với chiều dài 610m và đoạn từ Hương Mai + 6.000m hướng về Tiểu Dừa có chiều dài 315m.

Tại huyện Trần Văn Thời, vị trí sạt lở xuất hiện tại bờ Nam và Bắc Kênh Mới (Khánh Bình Tây), cùng với đó là đoạn từ Đá Bạc + 2000m hướng về Sào Lưới (xã Khánh Hải, Khánh Bình Tây), có chiều dài 500m. Tại xã Khánh Bình Tây Bắc, sạt lở diễn ra tại đoạn từ Ba Tĩnh đến T25, có chiều dài 1.900m.

Ông Tô Quốc Nam – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh – cho hay, các đoạn sạt lở nói trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thân đê và có thể vỡ đê trong mùa mưa bão, gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân. Đặc biệt là phá vỡ hệ sinh thái vùng ngọt, về lâu dài có thể dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất. Nghiêm trọng hơn, là các đoạn đê không còn đai rừng phòng hộ dẫn đến nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào, ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 26.100 hộ dân sinh sống ven biển và khoảng 128.900ha đất sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong vùng.

Cũng theo ông Nam, dự báo từ nay đến cuối năm vẫn còn từ 8-10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Trong đó, 4-5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và có từ 1-2 cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền và vùng biển Nam Bộ trong các tháng 11-12.2020 và tháng 1.2021. Mùa mưa bão sẽ có những đợt nước dâng kèm sóng lớn, rất nguy hiểm cho những đoạn không còn đai rừng phòng hộ bảo vệ.

Hàng ngàn hộ dân ven biển Tây Cà Mau cần di dời

Trước những cấp bách mà thực tế đặt ra, ông Nguyễn Long Hoai – Chi cục Thủy lợi Cà Mau – nói rằng: “Nếu tình hình căng thẳng, chúng tôi kết hợp với UBND huyện U Minh và Trần Văn Thời tiến hành vận động, sơ tán người và di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm”.

Trước mắt, các đơn vị khẩn trương thi công những đoạn sạt lở nghiêm trọng bằng nguồn vốn đã phân bổ, nguồn vốn phòng chống thiên tai.

Hồng Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cà Mau: Đê biển Tây đặt trong tình huống khẩn cấp khi mùa mưa bão về