Cà Mau: Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa – tôm

Hoàng Lan (t/h)|23/12/2018 11:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Mô hình lúa – tôm đang giúp người dân Cà Mau có thu nhập cao hơn tới 30% so với trước đây, ước tính khoảng 60 – 70 triệu đồng/ha/năm.

>>>Cộng hòa Séc: 23 người thương vong, mất tích trong vụ nổ khí mêtan tại hầm mỏ

>>>Đồng Nai: Cháy nhà hàng, 6 người thiệt mạng

Mô hình trồng lúa nuôi tôm đạt hiệu quả kinh tế cao. Ảnh minh họa

Được biết, ngập mặn xâm lấn khiến mô hình nuôi tôm của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhằm giải quyết tình trạng này, cơ quan chức năng xã Tân Bằng đã chọn một số hộ để thực hiện Đề án “Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm – lúa”.

Theo đó, rơm của vụ lúa bà con tuốt xong sẽ được hướng dẫn buộc thành từng bó, đưa xuống ruộng để tạo tảo, làm thức ăn cho tôm; đồng thời tiến hành cải tạo ao đầm như: phơi mặt trảng; đánh vôi; gây màu nước bằng phân DAP… Từ khi áp dụng kỹ thuật mới, tình hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa của người dân địa phương ngày càng khả quan.

Cụ thể, hai năm qua, trên diện tích 1,5 ha nuôi tôm của ông Huỳnh Văn Dũng (xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) đều có nguồn thu không dưới 100 triệu đồng. Hiện nay, mô hình này đã được nhiều hộ dân học hỏi để có thể thích ứng với việc độ mặn xâm nhập ngày càng cao.

Ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Bằng cho biết, toàn xã có hơn 3.400 ha đất làm mô hình lúa – tôm. Trước tác động của biến đổi khí hậu, mặn xâm nhập nên thời gian gần đây canh tác vụ lúa tại địa phương có phần khó khăn. Tuy nhiên, từ khi sử dụng mô hình lúa – tôm để ứng phó với tác động xấu của thời tiết đã giúp người dân có thu nhập ổn định hơn.

Hoàng Lan (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cà Mau: Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa – tôm