Các đại dương sẽ gây thủng tầng ozone trong tương lai?

Ngọc Mai|26/03/2021 01:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các đại dương là kho lưu trữ khổng lồ các loại khí gây phá hủy tầng ozone. Nếu tình trạng biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, Trái đất sẽ tiến nhanh hơn đến thời điểm đại dương giải phóng loại khí này.

Đại dương trên Trái Đất đóng vai trò là một bể chứa khổng lồ, hấp thụ nhiều loại khí trong bầu khí quyển, bao gồm cả các khí gây phá hủy ozone, gọi là khí CFC. Các khí này sẽ ở yên ở dưới lớp nước biển trong nhiều thế kỷ.

Khí CFC đại dương từ lâu đã giúp con người nghiên cứu các dòng biển, tuy nhiên những tác động của nó lên khí quyển vốn được cho là không đáng kể. Giờ đây, nhóm nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) phát hiện một loại khí CFC trong đại dương với tên gọi CFC-11 thực chất có ảnh hưởng đến khí quyển.

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm nghiên cứu cho rằng các đại dương trên toàn cầu sẽ đảo ngược vai trò từ trước đến giờ của chúng, trở thành một bể chứa hóa chất độc hại có thể làm suy giảm tầng ozone.

CFC-11 thường được sử dụng để sản xuất chất làm làm lạnh và bọt cách nhiệt. Khi phát ra khí quyển, nó sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền, cuối cùng phá hủy tầng ozone – lớp khí quyển bảo vệ Trái đất. Kể từ năm 2010, việc sản xuất và sử dụng hóa khí CFC-11 đã bị cấm trên toàn thế giới theo Nghị định thư Montreal, một hiệp ước toàn cầu nhằm khôi phục và bảo vệ tầng ozone.

Theo tính toán, đến năm 2075, các đại dương sẽ giải phóng lượng CFC-11 nhiều hơn mức nó hấp thụ và đến năm 2130, mức phát thải này trở nên đáng kể. Nếu tình trạng biến đổi khí hậu vẫn tiếp diễn, hiện tượng này sẽ xảy ra sớm hơn 10 năm.

Trong tương lai, đại dương sẽ thải khí gây thủng tầng ozone ngược vào khí quyển

Việc CFC-11 phát thải từ đại dương sẽ kéo dài thời gian cư trú trung bình của khí này, khiến nó tồn tại trong khí quyển lâu hơn 5 năm so với bình thường. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến các ước tính trong tương lai về lượng phát thải CFC-11.

CFC-11 được con người sử dụng làm chất làm lạnh và chất cách điện. Khí thải vào khí quyển, khí này khởi phát một chuỗi phản ứng phá hủy tầng ozone đóng vai trò bảo vệ Trái đất khỏi bức xạ tử ngoại độc hại.

Trước đó vào năm 2020, Nghị định thư Montréal yêu cầu toàn thế giới ngừng sản xuất và dùng khí CFC-11 để khôi phục tầng ozone. Lượng CFC-11 giảm đều qua từng năm, trong đó đại dương hấp thụ 5 – 11%.

Song khi nồng độ của nó trong khí quyển thấp xuống một mức nhất định, đại dương sẽ gặp phải tình trạng vượt quá bão hòa. Lúc này, CFC-11 sẽ bị giải phóng ngược vào trong khí quyển. Nước biển dự trữ CFC-11 tốt hơn, vì vậy, nếu Trái đất tiếp tục nóng lên làm tăng nhiệt độ nước biển, các đại dương sẽ khó giữ chất này và buộc phải giải phóng nó lên khí quyển.

Theo một số đánh giá, công trình nghiên cứu trên sẽ giúp việc đo đạc nồng độ khí CFC trong tương lai chính xác hơn.

Ngọc Mai

Bài liên quan
  • 35 năm Công ước Vienna: Hành trình bảo vệ tầng ozone vì sự sống
    Moitruong.net.vn – Đó là thông điệp của ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone năm 2020. Năm nay, thế giới sẽ kỷ niệm 35 năm Công ước Vienna về bảo vệ tầng ozone ra đời, đặt mốc khởi đầu cho hành trình loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone trên phạm vi toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các đại dương sẽ gây thủng tầng ozone trong tương lai?