Ảnh minh họa.
Sử dụng túi vải đựng đồ
Bạn có thể chọn mua những chiếc túi hai quai (hay còn gọi là túi “tote”), có dây xách song song nhau, nối từ hai bên thành túi, được làm từ những chất liệu chống nước, chắc và dai như: vải dù, da… thay vì sử dụng túi nhựa hoặc ni lông. Những chiếc túi này có kích thước nhỏ gọn, dễ gấp nên dễ dàng mang đi khắp nơi để đựng đồ dùng cá nhân, quần áo, thức ăn.
Dùng bữa tại nhà hàng bản địa, hạn chế đồ ăn nhanh
Các cửa hàng đồ ăn nhanh có thói quen thường xuyên thải ra nhiều đồ nhựa dùng một lần mỗi ngày. Vậy thì tại sao chúng ta không ghé qua một quán ăn địa phương bất kỳ, vừa để trải nghiệm và cũng để tìm hiểu thêm về văn hóa ẩm thực bản địa.
Tự trang bị những món đồ của riêng mình
Hãy mang theo một chiếc bình thủy tinh, một chiếc ống hút bằng tre hoặc inox, bình giữ nhiệt, hộp đựng thức ăn nhỏ và những chiếc túi vải, quai xách vải trong hành lý nếu có thể. Ngoài ra, bạn hãy mạnh dạn bỏ đi những chiếc bàn chải và lược nhựa mà thay vào đó là tự sắm sửa cho mình những món đồ vệ sinh cá nhân bằng gỗ, tre. Ban đầu có thể bạn sẽ không quen với việc phải mang tất cả chúng theo, hoặc phải rửa những món này dù bạn dùng bữa tại quán. Nhưng vì một môi trường không bị tổn thương bởi rác thải nhựa, chúng ta vẫn có thể cố gắng mà.
Mua những món quà lưu niệm thủ công
Thay vì mua cho bạn bè, người thân những món đồ lưu niệm bằng nilon, nhựa chẳng có một chút dấu ấn điểm đến nào tại sao bạn không thử mua tặng các sản phẩm thủ công, sản xuất trực tiếp tại địa phương?
Những sản phẩm giống hệt nhau hoặc chỉ khác về họa tiết đa phần xuất xứ từ Trung Quốc rất độc hại, lại không thể tái chế. Trong khi bạn có thể tới tận làng nghề xem và mua trực tiếp những món đồ được chế tác cẩn thận và độc đáo từ các nghệ nhân bản địa, một cách bảo vệ môi trường lại là món qùa rất ý nghĩa.
Mai An (t/h)