Khi thời tiết chuyển mùa là thời điểm dễ mắc các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến như cảm, tay chân miệng, tiêu chảy cấp hoặc sốt xuất huyết. Theo một bài viết đăng trên ấn bản Sức khỏe của Trường Y khoa Harvard, các căn bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế giới.
Để đảm bảo sức khỏe và phòng chống các bệnh truyền nhiễm khi chuyển mùa, bạn nên tuân theo 4 cách sau đây.
Tiêm phòng đầy đủ
Hệ thống miễn dịch của chúng ta có khả năng ghi nhớ và khi cơ thể bạn gặp phải một loại vi khuẩn hoặc virus đã gây bệnh trước đó, nó sẽ tăng cường sản xuất các tế bào bạch cầu và kháng thể để ngăn ngừa, tiêu diệt tác nhân gây bệnh khi chúng tiếp cận, xâm nhập cơ thể lần sau.
Bằng cách tiêm phòng, bạn “đánh lừa” cơ thể nghĩ rằng nó đã bị lây nhiễm bởi một loại vi khuẩn hoặc virus cụ thể, do đó nó sẽ tăng cường khả năng phòng chống tác nhân gây bệnh đó khi có sự lây nhiễm lần sau.
Vì vậy, một trong những cách giúp phòng ngừa hiệu quả các căn bệnh truyền nhiễm như cúm, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản … chính là tiêm vaccine. Nên thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho các thành viên trong gia đình theo đúng lịch nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Đối với người cao tuổi, việc tiêm phòng đầy đủ là rất quan trọng. Việc tiêm nhắc hoặc tiêm đủ liều, đúng lịch sẽ giúp hệ miễn dịch người cao tuổi tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm.
Đặc biệt người cao tuổi cần tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện và gây nguy hiểm trong thời gian gần đây, như vaccine phòng ngừa COVID-19.
Giữ vệ sinh cá nhân
Nhiều bệnh mùa hè do vi khuẩn và virus gây ra có thể được phòng ngừa thông qua việc vệ sinh thân thể và rửa tay thường xuyên. Nên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn… Chúng ta cũng nên rửa sạch tay sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc với thú cưng hoặc đến thăm người bệnh.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, sau đó lau khô tay bằng khăn giấy. Hãy đảm bảo mình nhớ và thực hiện đúng các bước rửa tay theo hướng dẫn để đạt được hiệu quả diệt khuẩn.
Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch
Có nhiều cách giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch như ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục đều đặn, không hút thuốc lá, đặc biệt xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều màu sắc.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition (AJCN), tuân theo một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cũng được các chuyên gia khuyên dùng để mang lại những tác dụng đáng kể cho sức khỏe, đặc biệt là tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
Bổ sung Fucoidan giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Những sản phẩm có chứa Fucoidan – dưỡng chất được chiết xuất từ tảo rong nâu Undaria pinnatifida của người Nhật – được chứng minh rằng có tác dụng hỗ trợ kích hoạt các tế bào miễn dịch, hỗ trợ tăng kháng thể phòng ngừa cúm mùa, hơn nữa còn có khả năng kháng lại một số virus và vi khuẩn có hại trong cơ thể.
Sau khi vào cơ thể, Fucoidan có khả năng hỗ trợ kích hoạt các tế bào miễn dịch tự nhiên. Sau một chuỗi phản ứng hoạt hóa các tế bào miễn dịch đặc hiệu, hoạt động của tế bào B và tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK) sẽ được đẩy mạnh. Tế bào B tăng tiết globulin miễn dịch, cùng với tế bào NK tấn công các tác nhân gây bệnh trong cơ thể.
Các chuyên gia ở FDA Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) khuyến cáo có thể bổ sung hàm lượng Fucoidan lên đến 250 mg/ngày. Bên cạnh đó, không phải sản phẩm nào chứa Fucoidan cũng được điều chế đúng cách để mang lại hiệu quả như mong muốn, do vậy người sử dụng nên lựa chọn những thương hiệu uy tín để đảm bảo quy trình chiết xuất an toàn và hiệu quả.
Ở Việt Nam, người tiêu dùng có thể bổ sung Fucoidan qua sản phẩm dinh dưỡng Kenko Haru từ Vinamilk với 3 ly mỗi ngày cung cấp 100mg Fucoidan để tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình.
Ngọc Lệ