Cách xa trái đất 1,5 tỉ năm ánh sáng bùng phát tín hiệu vô tuyến bí ẩn

Quỳnh Dao (T/h)|10/01/2019 10:04
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngày 9/1, các nhà khoa học đã ghi nhận loạt tín hiệu vô tuyến bí ẩn ở cách xa trái đất đến 1,5 tỉ năm ánh sáng trong 3 tuần hồi mùa hè năm 2018, theo công trình mới đăng tải trên tạp chí Nature.

>>>Quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển

>>>Thừa Thiên Huế: Tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Kỷ Hợi năm 2019

Đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh (FRB) mới nói trên gọi là FRB 180814.J0422+73, được ghi nhận xảy ra 6 lần và đến trái đất từ một vị trí cách trái đất 1,5 tỉ năm ánh sáng.

Mỗi lần bùng phát này chỉ kéo dài 1 millisecond (0,001 giây). Chúng được phát hiện bởi kính thiên văn CHIME ở Canada vào mùa hè năm 2018 khi vẫn còn trong thời kỳ thử nghiệm.

FRB xuất hiện ngẫu nhiên và tồn tại rất ngắn nên rất khó phát hiện và nghiên cứu. Chúng được phát hiện lần đầu tiên hồi năm 2007.

Theo Daily Mail, hầu hết 13 phát xạ vô tuyến này đều có dấu hiệu tán xạ cho thấy chúng được gửi từ một nguồn sở hữu sức mạnh rất lớn.

Tuy nhiên, điểm mà các nhà khoa học đặc biệt lưu tâm là một trong số các tín hiệu này lặp đi lặp lại bí ẩn. Từ trước tới nay mới chỉ có một phát xạ vô tuyến (FRB) được phát hiện bởi kính viễn vọng vô tuyến Arecibo ở Puerto Rico năm 2015 có tính chất tương tự. Các FRB được phát hiện trước đây đều chỉ kéo dài vài mili giây ở một vài tần số nhất định.

Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra FRB. Các giả thiết được đặt ra là sao neutron bị tác động bởi luồng khí từ các lỗ đen siêu lớn hoặc một sinh vật nào đó từ một thực thể ngoài Trái Đất đang cố gửi tín hiệu.

Quỳnh Dao (T/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách xa trái đất 1,5 tỉ năm ánh sáng bùng phát tín hiệu vô tuyến bí ẩn