Cần Thơ: Chủ động giải pháp bảo vệ cây ăn quả trong mùa mưa lũ

Mai Lan|15/08/2022 17:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cần Thơ khuyến cáo nông dân cần quan tâm thực hiện các giải pháp nhằm chủ động chăm sóc và bảo vệ vườn cây để phòng tránh các thiệt hại do mưa lũ.

Thời điểm này, nước lũ đã bắt đầu đổ về các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ khuyến cáo nông dân cần quan tâm thực hiện các giải pháp nhằm chủ động chăm sóc và bảo vệ vườn cây để phòng tránh các thiệt hại do mưa lũ.

thumb_660_49b3378a-6f51-427f-994f-84c4f0a89981.jpg
Ảnh minh hoạ.

TP Cần Thơ có 23.683ha trồng cây ăn quả các loại. Trong đó, có 2.287ha trồng xoài, 2.793ha trồng nhãn, 2.560ha sầu riêng, 1.782ha mận, 1.626ha vú sữa, 1.357ha mít, 1.128ha chuối, 1.143ha chanh, 1.109ha cam, 422ha chôm chôm... Theo Chi Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, hiện đang trong mùa mưa và bước vào giai đoạn nước lũ lên, nông dân cần kiểm tra, gia cố các hệ thống đê bao, bờ bao, cống, bọng và chủ động chuẩn bị máy móc, các phương tiện tát nước để sẵn sàng tiêu thoát nước và phòng chống ngập úng cho vườn cây ăn trái. Nông dân cần thăm vườn thường xuyên, đề cao cảnh giác với tình hình ngập úng do mưa lớn kéo dài.

Trong trường hợp kiểm tra phát hiện các cây bị ngập bắt đầu có triệu chứng vàng lá, rễ bị thối, cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, để tưới xung quanh vùng rễ và tăng cường sức chống chịu của cây đối với các yếu tố bất lợi.

Đối với vườn đang ngập nước khi vỡ bờ bao hoặc do mưa lớn kéo dài, nên để nước chảy tự nhiên trên mặt liếp vườn (vì khi dòng chảy thoáng, sẽ cung cấp một phần oxy giúp rễ hô hấp) và nhanh chóng bơm rút nước hạ mực thủy cấp trong vườn đến mức thấp nhất. Trong thời gian ngập nước, hạn chế tối đa việc đi lại trong vườn cây ăn trái, vì làm như vậy cây càng dễ bị thiếu oxy và chết nhanh hơn. Nếu cây đang ra hoa, trái hay đọt non thì nên tỉa hoặc cắt bỏ hết đọt non, hoa và trái đi. Chú ý bón phân cân đối, đặc biệt là kali, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng.

Bài liên quan
  • Tiền Giang xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả ứng phó với hạn mặn
    Moitruong.net.vn – Hạn mặn vào mùa khô ảnh hưởng đến sản xuất cây lúa, các huyện, thị ven biển Gò Công, phía Đông tỉnh Tiền Giang gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công đang chú trọng mở rộng diện tích vườn cây ăn quả, hình thành các vùng chuyên canh trên những địa bàn khó khăn, thường xuyên đối mặt hạn hán và xâm nhập mặn vừa thích ứng biến đổi khí hậu vừa chủ động giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần Thơ: Chủ động giải pháp bảo vệ cây ăn quả trong mùa mưa lũ