Cục Thủy lợi vừa có văn bản số 1188/TL-ATĐ đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các địa phương thực hiện các phương án bảo đảm an toàn cho công trình thủy lợi và phòng, chống ngập, lụt, úng cho cây trồng.
Mưa lớn những ngày qua khiến hơn 39 nghìn ha cây trồng ở các tỉnh khu vực miền Bắc bị ngập úng trong đó nhiều nhất là Hà Nội với 14.534ha cây trồng các loại.
Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Long dự báo độ mặn cao nhất sẽ xuất hiện vào cuối tháng 5, gây ảnh hưởng đến nước tưới cho cây trồng và nước sinh hoạt.
Đại diện Cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT cho biết, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nắng nóng gay gắt đã xảy ra gây hạn hán, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt ở các địa phương thuộc khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cây xanh bị gãy, đổ trong mùa mưa bão năm 2024, Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội sẽ cắt, tỉa khoảng 90.000 - 100.000 cây xanh. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường kiểm tra, khảo sát để sớm phát hiện những cây xanh nguy hiểm, đưa vào kế hoạch chặt hạ trước mùa mưa bão.
Nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít khiến mực nước trên các sông, suối, đầu mối các công trình cấp nước trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La xuống rất thấp. Nhiều hồ chứa xuống dưới mực nước chết đã gây ra tình trạng hạn hán, không đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiện trong khu vực Trung Bộ có 308/2.945 hồ chứa đang trữ nước dưới 50% dung tích thiết kế, trong khi mùa khô ở Trung Bộ khả năng kéo dài đến hết tháng 8/2024.
Nắng nóng gay gắt kéo dài những ngày qua đã khiến nguồn nước tại nhiều ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sụt giảm nghiêm trọng. Thiếu nước tưới, hàng nghìn hecta cây trồng đang đối mặt với khô hạn, nguy cơ giảm năng suất hoặc mất trắng.
Nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiều ao hồ, sông suối, hồ thủy lợi trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cạn nước khiến hàng nghìn hecta cây trồng có nguy cơ chết khô. Những ngày này, người nông dân đang khẩn cấp tìm nguồn nước để chống hạn cho cây trồng.
Đài Khí tượng thủy văn Đắk Nông đưa ra dự báo, giai đoạn từ tháng 3 - 5/2024 trời ít mưa, nhiệt độ trung bình trên địa bàn tỉnh cao hơn so với mọi năm, nắng nóng sẽ kéo dài khiến hàng ngàn ha cây trồng phải đối mặt với tình trạng khô hạn.
Nắng nóng gay gắt khiến nguồn nước thô cung cấp cho nhà máy nước không đảm bảo, làm cho cuộc sống và sản xuất của người dân gặp không ít khó khăn. Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 960 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, khô héo ảnh hưởng đến năng suất.
Hiện nay, mực nước nhiều sông, suối chính trên địa bàn huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa bắt đầu xuống thấp; nguy cơ thiếu nước tưới đang hiện diện khắp các vùng trồng cây ăn quả.
Từ nay tới nửa đầu tháng 5/2024, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đắk Nông dự báo, mực nước trên các sông suối sẽ cạn kiệt, gây thiếu hụt nguồn nước cục bộ tại một số khu vực.
Tình trạng thiếu nước tưới tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khiến người dân như ngồi trên “đống lửa” vì sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển, năng suất cây trồng.
Những ngày qua, tỉnh Thái Nguyên có nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024 với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi Đắk Nông vừa phối hợp với ngành chức năng 2 huyện Đắk Mil, Krông Nô lên phương án điều tiết nguồn nước tại các công trình thủy lợi để phục vụ chống hạn cho khoảng 1.500 ha cây trồng.
Trên cơ sở dự báo tình hình nguồn nước, mưa, thời tiết, lũ, ngành thủy lợi đã vận hành các công trình thủy lợi hợp lý, diện tích lúa được tưới năm 2023 là 6,889 triệu ha.
Miền Bắc đang bước vào đợt rét đậm, đêm và sáng nhiệt độ xuống thấp, có thời điểm từ 10-12 độ C. Để tránh những thiệt hại gây ra, nông dân các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã chủ động nguồn nước từ các công trình thủy lợi đã giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, luân canh tăng vụ, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng.