Chuyên gia Nhật Bản đã công bố kết quả thí điểm công nghệ phân hủy bùn hữu cơ làm sạch sông Tô Lịch

Hà Thu (T/h)|08/07/2019 05:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Chuyên gia Nhật Bản khẳng định công nghệ Nano-Bioreactor đã phân hủy tầng bùn đáy, hàm lượng oxy hòa tan tăng, tạo môi trường cho thủy sinh phát triển.

Ngày 7/7, các chuyên gia Nhật Bản đã công bố kết quả thí điểm công nghệ Nano-Bioreactor phân hủy bùn hữu cơ thành khí CO2 và nước H2O được lắp đặt trên sông Tô Lịch (đoạn gần đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy).

Thí nghiệm được bắt đầu từ ngày 17/6 trên khoảng 70m2 mặt nước được quây sắt. Khu vực bùn cao hơn mực nước được đặt 4 tấm vật liệu Bioreator, lắp hệ thống phun mưa nano, lấy nước thải từ bên ngoài tạo dòng chảy lưu thông bên trong.

Đoạn sông thí điểm. Ảnh báo TNMT

Sau hơn 2 tuần, độ dày lớp bùn trong khu quây sắt giảm từ 38cm – 48cm. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) tăng mạnh và đạt 6.67 mg/l, đạt tiêu chuẩn cột A1 – quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về chất lượng nước mặt. Sau khi tắt hệ thống phun mưa nano trong vòng 3 tiếng, nước trong khu quây lắng xuống, đến gần có thể nhìn thấy đáy bùn và lớp váng trắng.

“Công nghệ Nano-Bioreactor đã khiến phân hủy tầng bùn đáy rõ rệt, hàm lượng oxy hòa tan tăng mạnh tạo môi trường tốt cho cá, thủy sinh phát triển”, tiến sĩ Kubo Jun, chuyên gia về môi trường của Nhật Bản nhận định.

Dự kiến kết quả dự án sẽ được công bố vào cuối tháng 7.

Trước đó sáng 16/5, thành phố Hà Nội khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor. Trong gần một giờ, hàng chục chuyên gia và công nhân đã lắp đặt hai hộp thiết bị xuống đáy sông, đoạn từ ngã tư Bưởi – Hoàng Quốc Việt xuôi về phía Cầu Giấy. Dự kiến kết quả dự án được công bố vào cuối tháng 7.

Từ ngày 2/6, Công ty thoát nước Hà Nội cũng quây kín diện tích 500 m2 trên sông Tô Lịch đoạn gần cầu Khương Đình (Thanh Xuân) để thí điểm làm sạch bằng chế phẩm Redoxy-3C. Bước đầu khu vực thử nghiệm đã cho kết quả khả quan, lượng oxy tăng lên đáng kể, mùi hôi thối của sông cũng giảm đi.

Hà Thu (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyên gia Nhật Bản đã công bố kết quả thí điểm công nghệ phân hủy bùn hữu cơ làm sạch sông Tô Lịch