Công bố kết luận thanh tra đất đai ở Sóc Sơn: Gần 800 công trình vi phạm đất rừng

Hải Anh (T/h)|22/03/2019 08:37
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Thanh tra TP Hà Nội vừa thông báo Kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, tại xã Minh Trí và xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay.

Kết luận thanh tra nêu rõ UBND 7 xã (Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ) thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong diện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ môi trường, như mua bán chuyển nhượng, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng trái phép trên đất thuộc quy hoạch rừng.

Cụ thể, tại xã Hiền Ninh có 246 thửa (206 thửa có ranh giới, chủ sử dụng đất), xã Nam Sơn có 545 thửa (234 thửa có ranh giới, chủ sử dụng đất), xã Hồng Kỳ có 104 thửa (78 thửa có ranh giới, chủ sử dụng đất), xã Tiên Dược có 161 thửa ( 42 thửa có ranh giới, chủ sử dụng đất)…

Thanh tra TP Hà Nội chỉ rõ sai phạm trật tự xây dựng trong rừng Sóc Sơn

Về cấp sổ đỏ, UBND 3 xã (Phù Linh, Nam Sơn, Hồng Kỳ) và các đơn vị liên quan cấp cho 13 trường hợp sử dụng đất trong quy hoạch rừng phòng hộ sau năm 2008 là vi phạm quy định. Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Sóc Sơn làm thủ tục chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ sau năm 2008 là vi phạm điều 12 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Kết luận cũng nêu rõ có 12 trường hợp tại 4 xã Hiền Ninh, Phù Linh, Quang Tiến, Tiên Dược mua bán, chuyển nhượng đất nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ là vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Thế nhưng UBND các xã trên vẫn xác nhận, chứng thực vào hợp đồng mua bán của các hộ là vi phạm quy định.

Thanh tra TP Hà Nội cũng chỉ rõ vi phạm trật tự xây dựng tại 7 xã (Tiên Dược, Quang Tiến, Hiền Ninh, Phù Linh, Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ). Cụ thể, tại 7 xã này có 219 trường hợp tự ý chuyển nhượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình, nhà ở sau 2008.

Theo Thanh tra TP Hà Nội, UBND 7 xã trên, Đội Quản lý trật tự xây dựng huyện Sóc Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, cùng UBND huyện Sóc Sơn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý về đất đai và trật tự xây dựng theo quy định.

Công trình biệt thự xây dựng dưới chân núi ven hồ Đồng Đò tại xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn

Thanh tra TP Hà Nội kết luận, để xảy ra sai phạm trên thuộc trách nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách quản lý đất đai, TTXD và cán bộ địa chính xã; Ban Quản lý rừng phòng hộ – đặc dụng Hà Nội. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng (giai đoạn từ 2008 đến nay).

Ngoài ra, theo Thanh tra TP Hà Nội, để xảy ra sai phạm trên còn có trách nhiệm của Thanh tra Sở Xây dựng, trong việc thiếu đôn đốc, kiểm tra về trật tự xây dựng (giai đoạn 2014-2016) và trách nhiệm Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý nhà nước về đất đai (từ 2008 đến nay).

Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra

Từ những kết luận trên, Thanh tra TP Hà Nội đề nghị tổ chức cưỡng chế ngay các công trình vi phạm trật tự xây dựng năm 2017-2018 ở 2 xã Minh Trí, Minh Phú và khu vực ven các hồ, trả lại nguyên trạng ban đầu. Các công trình vi phạm về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm trật tự xây dựng từ năm 2006-2018, thanh tra đề nghị lập hồ sơ, có phương án xử lý đúng pháp luật, đảm bảo đất đai sử dụng đúng mục đích.

Thanh tra đề nghị UBND TP Hà Nội giao UBND huyện Sóc Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định đối với tập thể và cá nhân qua các thời kỳ từ năm 2006-2018 đã không nghiêm túc thực hiện các kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP Hà Nội, buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng để xảy ra các vi phạm như kết luận nêu.

Đề nghị thanh tra kiểm tra rà soát Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp trên địa bàn xã Minh Trí và Minh Phú, làm rõ các trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nằm trong quy hoạch rừng, có phương án xử lý. Đặc biệt, Thanh tra TP Hà Nội cũng kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra với những vi phạm trong việc chứng thực, xác nhận mua bán, chuyển nhượng đất dẫn đến xây dựng công trình vi phạm quy hoạch rừng năm 2008.

Hải Anh (T/h)

Bài liên quan
  • Bài 2: Chủ tịch UBND quận 12 ở đâu, khi để hàng loạt doanh nghiệp hoạt động gây ô nhiễm môi trường?
    Moitruong.net.vn – Mặc dù, công ty Lâm Gia, Gia Hân tại Cụm CN Hiệp Thành và công ty TNHH Thương Mại – Chế biến nông lâm sản Thịnh Phú tại Khu phố 7, đường Lê Văn Khương, phường Thới An, quận 12 hoạt động liên tục nhiều năm xả khí thải, nước thải không qua xử lý ra môi trường. UBND thành phố Hồ Chí Minh và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều Quyết định xử phạt rất nghiêm khắc đối với các đơn vị trên. Tuy nhiên, điều khiến dư luận không khỏi hoài nghi về năng lực, quản lý của lãnh đạo chính quyền quận 12 quá yếu kém? Vì đến nay, các doanh nghiệp vi phạm trên vẫn vô tư hoạt động xả nước thải, khí thải, mùi hóa chất nồng nặc ra môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Công bố kết luận thanh tra đất đai ở Sóc Sơn: Gần 800 công trình vi phạm đất rừng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.