(Moitruong.net.vn) – Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia đã công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất quý I năm 2018 vùng Tây Nguyên.
Vùng Tây Nguyên có 4 tầng nước chính – Ảnh minh họa
Vùng Tây Nguyên với diện tích hơn 54.614km2 gồm có 4 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI) và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N). Mạng lưới quan trắc gồm 10 trạm quan trắc khu vực, 4 sân cân bằng nghiên cứu đại lượng bổ cập cho nước dưới đất, 12 tuyến nghiên cứu quan hệ thuỷ lực giữa nước mặt và nước dưới đất với tổng số 204 công trình quan trắc.
Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)
Diễn biến mực nước dưới đất quý I năm 2018: nhìn chung mực nước có xu hướng hạ so với quý I năm 2017. Giá trị hạ thấp nhất là 0,66m tại P.Quyết Thắng, TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum (C11am1) và giá trị dâng cao nhất là 0,64m tại xã Ia RSươn, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK33aT).
Trong quý I: mực nước trung bình quý sâu nhất là 8,84m tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (LK107aT) và mực nước trung bình quý nông nhất là 0,60m tại xã Ea Kly, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk (LK51T).
Kết quả phân tích mẫu nước mùa mưa năm 2017 tại các công trình quan trắc trong tầng cho thấy không có công trình nào có hàm lượng độ mặn vượt quá GTGH (QCVN09-MT:2015), nước trong tầng thuộc loại nước nhạt.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII)
Diễn biến mực nước dưới đất quý I năm 2018: mực nước có xu hướng hạ so với quý I năm 2017. Giá trị hạ thấp nhất là 5,61m tại xã Chư Á, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (CB1-I) và giá trị dâng cao nhất là 1,83m tại xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk (CB1-II).
Trong quý I: mực nước trung bình quý sâu nhất là 24,70m tại P.Yên Thế, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (C3b) và mực nước trung bình quý nông nhất là 1,38m tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (LK159T).
Kết quả phân tích mẫu nước mùa mưa năm 2017 tại các công trình quan trắc trong tầng cho thấy không có công trình nào có hàm lượng độ mặn vượt quá GTGH (QCVN09-MT:2015), nước trong tầng thuộc loại nước nhạt.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI)
Diễn biến mực nước dưới đất quý I năm 2018: mực nước có xu thế hạ so với quý I năm 2017. Giá trị hạ thấp nhất là 7,12m tại xã Ia Krêl, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (LK164T) và giá trị dâng cao nhất là 6,17m tại xã Eatu, TP.Buôn Ma Thuật, tỉnh Đắk Lắk (C15).
Trong quý I: mực nước trung bình quý sâu nhất là 125,19m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (C10o) và mực nước trung bình quý nông nhất là 0,34m tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông (LK45T).
Kết quả phân tích mẫu nước mùa mưa năm 2017 tại các công trình quan trắc trong tầng cho thấy không có công trình nào có hàm lượng độ mặn vượt quá GTGH (QCVN09-MT:2015), nước trong tầng thuộc loại nước nhạt.
Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N)
Diễn biến mực nước dưới đất quý I năm 2018: mực nước có xu hướng dâng so với quý I năm 2017. Giá trị dâng cao nhất là 1,69m tại xa Chư Rcam, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK35T) và giá trị hạ thấp nhất là 0,65m tại TT.Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai (C7b).
Trong quý I: mực nước trung bình quý sâu nhất là 19,17m tại xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK62T) và mực nước trung bình quý nông nhất là 1,20m tại xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk (LK52T).
Kết quả phân tích mẫu nước mùa mưa năm 2017 tại các công trình quan trắc trong tầng cho thấy không có công trình nào có hàm lượng độ mặn vượt quá GTGH (QCVN09-MT:2015), nước trong tầng thuộc loại nước nhạt.
Thiên Bình