Đề xuất chống ngập cho TP. HCM bằng hóa chất

Mai Lê (t/h)|18/12/2019 12:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Chất Drap Reduction Polymer (DRP) hòa tan vào nước, có thể giúp tăng công suất dòng chảy lên tới 40% và không ảnh hưởng đến môi trường.

Giải pháp chống ngập mới bằng công nghệ hóa học, sử dụng chất DRP (Drag Reduction Polymer), được TS Đặng Vũ Trọng (Giám đốc kỹ thuật một tập đoàn của Canada) đề xuất ứng dụng cho TP HCM, tại hội thảo do Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố tổ chức ngày 18/12.

Theo TS Đặng Vũ Trọng, hiện nay tại TP.HCM và nhiều nước trên thế giới đang chống ngập bằng các giải pháp như dùng bể chứa, máy bơm, cống thoát nước, kênh rạch… Tuy nhiên, đối với các giải pháp này kinh phí thường cao nên xây dựng kéo dài, trong khi việc chống ngập là cấp bách. Chính vì vậy, ông Trọng nói có thể dùng hóa chất để… chống ngập khi giúp nước chảy nhanh hơn.

Tình trạng ngập ở Sài Gòn ngày càng nghiêm trọng.

Cụ thể, theo ông Trọng, dùng chất Drap Reduction Polymer (DRP) hòa tan vào nước, có thể giúp tăng công suất dòng chảy lên tới 40% và không ảnh hưởng đến môi trường. “Khi cho hóa chất này vào nước có thể giúp làm giảm lực cản của dòng chảy, từ đó giúp cho dòng chảy nhanh hơn. Hiện chất này cũng được dùng trong vận chuyển dầu bằng đường ống, hệ thống tưới tiêu”, ông Trọng cho biết và nói thêm rằng giải pháp này hiện được dùng ở nhiều nước.

Như từ năm 1974 tại thành phố Bristol của Anh đã dùng phương pháp này để chống ngập. Khi dùng chất DRP bỏ vào nước sẽ giúp công suất thoát nước tăng 30% so với thông thường đối với loại cống 300 mm. Tại Mỹ chất này được dùng trong một trạm bơm ở thành phố Denver, bang Colorado, công suất thoát nước tăng 37%. Chính vì vậy từ năm 2002, thành phố Denver đã quyết định dùng chất DRP vào ứng dụng trong việc thoát nước, chống ngập.

Thành phố Denver, bang Colorado của Mỹ cũng thử nghiệm giải pháp này vào năm 2000 cho thấy công suất của trạm bơm nâng Brantner Culch tăng 37% và thành phố này đã quyết định đưa chất DRP vào ứng dụng từ năm 2002.

Nêu quan điểm, TS Võ Kim Cương (nguyên phó Kiến trúc sư trưởng TP HCM) tỏ ra e ngại, bởi dùng công nghệ hóa học để giảm ngập là một giải pháp mới, chưa từng áp dụng tại Việt Nam. Dù đã có một số nước áp dụng (như ông Trọng nói) nhưng vẫn phải xem xét điều kiện nước họ có hay không tương đồng Việt Nam.

Chất DRP với độ kéo dài ao trong dung dịch loãng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc dòng chảy rối. Nó chống lại sự phát triển xoáy rối và làm giảm sự tiêu tán năng lượng hoặc giảm lực cản dòng chảy.

DRP có thể sử dụng ở đầu nguồn ngập, đầu miệng cống. Khi nước dâng ở mức báo động thì máy bơm tự động, thả lượng DRP vào với lượng vừa đủ làm tăng công suất dòng chảy. Dòng chảy lưu lượng một m3 nước có thể sử dụng 20 gam DRP, dòng chảy 10 mét khối sử dụng một kg DRP.

Mai Lê (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đề xuất chống ngập cho TP. HCM bằng hóa chất
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.