Tín hiệu vui cho ngôi mộ cổ 519 năm của công chúa Cẩm Vinh Trưởng

Đăng Hạ|07/07/2017 01:50
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn Viết tiếp bài: Thanh Hóa: Ngôi mộ cổ hơn 500 năm cần được quan tâm xứng đáng

(Moitruong.net.vn) – Sau khi báo chí lên tiếng về ngôi mộ công chúa Cẩm Vinh Trưởng đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng đọc giả. Hơn lúc nào hết nhiều người con xa xứ của quê hương hay cả những người đang sinh sống học tập và làm việc tại đây cũng thấy tự hào bởi những nét đẹp văn hóa tâm linh hàng mấy trăm năm đang dần được quan tâm.

>>> Thanh Hóa: Ngôi mộ cổ hơn 500 năm cần được quan tâm xứng đáng

Tiếp xúc với Phóng viên, ông Nguyễn Xuân Thanh – Phó giám đốc Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Đối với những di tích lịch sử đã được xếp hạng, có đầy đủ nghiên cứu khoa học thì việc trùng tu tôn tạo, tỉnh hết sức ủng hộ kể cả về quan điểm và nguồn lực… Đối với những di tích chưa có một cơ quan khoa học nào kết luận chính thức, chưa được xếp hạng nhưng xuất phát từ tâm linh tín ngưỡng, lòng thành của người dân, tình cảm của dòng họ… có mong muốn trùng tu tôn tạo, Sở hoàn toàn tạo điều kiện. Về tấm bia của Công chúa Cẩm Vinh Trưởng sở sẽ đôn đốc các cơ quan chức năng vào cuộc và sẽ hỗ trợ tốt nhất có thể…

Trước đấy Trung tâm Bảo tồn di sản Văn hóa tỉnh Thanh Hóa có phối hợp với Phòng Văn hóa huyện Thọ Xuân và UBND xã Xuân Phong đã kiểm tra, nghiên cứu về tấm bia tại cánh đồng Cao Hay làng Đại Lữ, xã Xuân Phong. Qua khảo sát đã cho thấy tấm bia còn lành nguyên, chữ rõ nét. Hiện bia nghiêng về hướng Đông Nam do nằm trên đất ruộng nên dễ sụt lún vì thế khẩn trương có phương án quy hoạch để dựng lại tấm bia, đồng thời làm nhà che để bảo vệ tấm bia lâu dài.

a1

Biên bản làm việc giữa UBND Xã Xuân Phong và Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa

Theo đó Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa đã gửi công văn số 105/BC-BTDSVH đến Sở Văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa về việc kiểm tra, nghiên cứu và đề xuất tấm bia tại làng Đại Lữ xã Xuân Phong huyện Thọ Xuân. Công văn ghi rõ: Hiện nay tấm bia đá đang nằm tại cánh đồng Cao Hay không nhà bia thuộc làng Đại Lữ xã Xuân Phong được làm bằng đá xanh nguyên khối còn nguyên vẹn… Tấm bia được khắc phù điêu hình chim phượng chầu và vân mây có nội dung “Đại Việt Cẩm Vinh Trưởng công chúa thần đại bi”. Các họa tiết hoa văn và chữ Hán khắc trên mặt bia đẹp và rõ nét. Tuy nhiên do tấm bia nằm ngoài cánh đồng trên đất ruộng canh tác, nền đất yếu nên đã bị sụt, lún nghiêng hẳn về phía Đông Nam có nguy cơ bị sập, gãy bất cứ lúc nào nếu như không có phương án nâng nền và kê kích lại kịp thời.

Cũng theo ông Phạm Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thì tấm bia tồn tại hơn 500 năm là vô giá, cần phải bảo vệ một cách khẩn cấp. Theo ý kiến của ông thì nên cắt một khuôn viên đất, xây dựng một nhà bia và làm khuôn viên để đưa vào quản lý bảo vệ và xếp hạng. Trong quá trình xếp hạng sẽ xây đền thơ vì thực tế những tấm bia này trên đất nước ta rất hiếm. Bia thời Lê Sơ nên họa tiết, hoa văn… trên tấm bia rất đặc biệt. Ví dụ như hoa văn của Vua chúa trước đây và những bia sau này nếu là rồng thì rồng chầu mặt nguyệt nhưng ở đây nó lại là chim phượng. Ông Phạm Văn Tuấn cởi mở: Với tư cách là Giám đốc tôi nghĩ là phải làm ngay để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đúng theo mong muốn của nhân dân…

a2

Ông Phạm Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa trả lời phóng viên

Có thể nói đây là một tấm bia đặc biệt có giá trị về nhiều mặt như lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật thời Lê Sơ. Công văn được Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa gửi Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng đã nêu lên phương án xử lý kịp thời. Hơn lúc nào hết, cần kê kích tấm bia đứng thẳng lại để tránh sự sập đổ. Phối hợp với cơ quan chức năng liên quan để lập quy hoạch tổng thể và chi tiết về hồ sơ thiết kế kỹ thuật tu bổ tôn tạo lại nhà bia và các hạng mục công trình liên quan khác để từng bước tiến hành trùng tu tôn tạo theo quy định của Pháp luật. Trên cơ sở đó lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử “Bia – Đại Việt Cẩm Vinh Trưởng công chúa thần đạo bi” nhằm bảo tồn phát huy giá trị tấm bia này đối với kho tàng của di sản văn hóa Việt Nam.

a3

Công văn – Phương án xử lý tấm bia Công chúa Cẩm Vinh Trưởng

Tiếp xúc với lãnh đạo Phòng Văn hóa thông tin huyện Thọ Xuân, ông Đỗ Đình Tâm phân trần: Tôi mới nghe nói gần đây tại xã Xuân Phong có bia công chúa và nhận thấy cần được quan tâm để trùng tu tôn tạo kịp thời. Tuy nhiên điều kiện kinh tế ở địa phương còn hạn chế, đời sống người dân còn thấp nên việc tôn tạo sẽ gặp không ít những khó khăn.

a4

Ông Đỗ Đình Tâm – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin Huyện Thọ Xuân chỉ đạo nhân viên kiểm tra về Tấm bia tại xã Xuân Phong

Theo ý kiến của ông Đỗ Đình Tâm – Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin Huyện Thọ Xuân thì cần kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, xã hội hóa địa phương và nhân dân cùng làm… Cấp huyện sẽ có ý kiến chỉ đạo, và đồng tình để bắt tay vào xây dựng. Làm được như vậy có giá trị về truyền thông, giáo dục con cháu, thấy tự hào về quê hương bởi những giá trị văn hóa đặc biệt.

Ngôi mộ công Chúa Cẩm Vinh Trưởng tại cánh đồng Cao Hay xã Xuân Phong bước đầu đã được các sở ban ngành quan tâm. Hơn 500 năm đã đi qua, chúng ta chờ đợi những việc làm ý nghĩa và nhân văn nhằm bảo tồn phát huy giá trị tấm bia này đối với kho tàng của di sản văn hóa Việt Nam.

Đăng Hạ


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tín hiệu vui cho ngôi mộ cổ 519 năm của công chúa Cẩm Vinh Trưởng