Theo thống kê của Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, dịch HIV/AIDS tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp. Trong 9 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 11.421 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 1.263 trường hợp tử vong.
Lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên đang cấp bách ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi
nhằm hạn chế thiệt hại cho người dân, đồng thời đảm bảo nhu cầu thực phẩm dịp tết Nguyên đán.
Vào sáng 30/10, bão Kong-rey tiếp tục mạnh lên trên vùng biển Philippines, buộc nước này nâng cảnh báo lên mức báo động số 3 cho một số khu vực cực Bắc Luzon.
Tại cuộc hội đàm chiều 28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với một nước Arab.
Bão số 6 diễn biến phức tạp, dự báo từ sáng ngày 27/10, ven biển các tỉnh từ Quảng Trị tới Quảng Nam có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao từ 0,4-0,6m. Nguy cơ cao sạt lở đê, kè biển tại ven biển do tác động của sóng lớn và nước dâng do bão.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng mai (25/10), bão Trà Mi sẽ vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Sau khi đi vào Biển Đông, bão Trà Mi khả năng tiếp tục mạnh lên cấp 11-12, giật cấp 15.
Trên địa bàn tỉnh Bến Tre có 12 điểm sạt lở mới cần được quan tâm, khắc phục để đảm bảo an toàn tính mạng người dân. Tính từ đầu năm, tỉnh đã mất khoảng 4 ha đất sản xuất.
Ảnh hưởng của mưa bão, nhiều điểm ở đèo Ma Thì Hồ trên quốc lộ 12 liên tục xảy ra sạt lở, gây tắc nghẽn giao thông, đe dọa đến an toàn của người và phương tiện lưu thông.
Ảnh hưởng của mưa bão, trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên) xuất hiện 2 vết nứt sạt trượt lớn dài khoảng 130 mét, sâu 1-1,5m, đe dọa đến an toàn của 37 hộ dân cùng với 202 nhân khẩu.
Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng biển khu vực Trung Trung Bộ và Bắc Trung Bộ trong những ngày tới, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra công điện khẩn nhằm ứng phó với mưa bão.
Ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Công điện số 6851/CĐ-BNN-ĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận cùng các Bộ, ban, ngành về việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới.
Mới đây, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 8/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất tại 2 tỉnh Sơn La, Điện Biên.
Ảnh hưởng của bão số 3, nhiều nơi ở Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to. Trong 2 ngày tới, cảnh báo mưa lớn diện rộng tại Bắc Bộ với tổng lượng mưa lên tới 100 - 350 mm, có nơi trên 500 mm.
Vào hồi 13 giờ chiều nay (7/9), vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20.8 độ Vĩ Bắc; 107.1 độ Kinh Đông, trên vùng ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 12-13 (118-149km/ giờ), giật cấp 16.
Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia kiểm tra tình hình diễn biến bão số 3 đang tiến vào các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, TP. Hải Phòng.
Bão số 3 sau khi vào đất liền đã gây gió mạnh cấp 6 cho khu vực tỉnh Quảng Ninh. Từ trưa đến tối 7/9, gió sẽ mạnh lên, mưa lớn diện rộng tại Thủ đô Hà Nội.
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, nhiều địa phương đã ban hành lệnh cấm biển để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện.
Từ đêm 6/9, Hà Nội bắt đầu chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3. Từ ngày 7-9/9, Hà Nội đón một đợt mưa to đến rất to kèm theo gió mạnh cấp 7-9, giật cấp 9-11.