Mang kiến trúc cổ xưa với niên đại trên 500 tuổi, cầu ngói chợ Lương (xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) trở thành điểm dừng chân lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Được xây dựng cùng thời với chùa Lương vào năm Hồng Thuận Tam niên, tức là năm 1511, cây cầu ngói dáng rồng thiết kế theo kiểu kiến trúc “Thượng gia hạ kiều”.Không chỉ mang trong mình những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống, cầu Ngói chùa Lương còn được biết tới như một cái nôi của cách mạng trong thời kỳ kháng chiến của quân dân Nam Định.Cầu được dựng trên 18 trụ đá vuông mỗi cạnh 35cm xếp thành 6 hàng để gánh 6 vì và đỡ toàn bộ 9 gian nhà cầu. Nằm trên các trụ đá là hệ thống xà ngang, xà dọc bằng gỗ lim to chắc để đỡ các dầm và nâng sàn cầu, nhà cầu.Hai bên mặt tiền cầu được thiết kế, trang trí giống nhau với tông màu vàng nổi bật. Cùng với đó là cuốn thư tạo dáng mềm, có ghi 4 chữ “Quần Phương xã kiều”, tức cầu xã Quần Phương (nay là xã Hải Anh, huyện Hải Hậu).Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu, dáng vẻ vừa thân thuộc vừa lộ vẻ uy nghiêm. Ý nghĩa đặt 4 con nghê ở đây được câu ca dân gian hé mở: “Bốn con nghê đực chầu về tổ tông”.Ngói dùng để lợp là những viên ngói nam, được lợp rất khéo không bị xô và hở, trông tựa như con rồng uốn khúc đang vươn mình bay lên.Lòng cầu rộng 2m gồm nhiều thanh gỗ lim trên hàng dầm uốn cong. Sàn cầu có nhiều thanh gỗ ngắn hơn được vuốt tròn cạnh tạo thành những điểm gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân.Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng được uốn cong theo thành cầu.Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ và 162 con song dáng lá đề. Hành lang là nơi du khách và người dân có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước.“Cầu trải qua hai đợt trùng tu lớn vào các năm 1922 và 2011 nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc ban đầu. Cây cầu chính là niềm tự hào của người dân xã Hải Anh chúng tôi”, ông Đức Hoan – người dân tại đây cho biết.Để giảm tải, tránh cho cây cầu ngói bị hư hại, địa phương đã xây dựng 1 cầu đá ngay bên cạnh để các phương tiện giao thông đi lại.Với những giá trị độc đáo về kiến trúc nghệ thuật, cầu ngói chợ Lương đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia năm 1990.Cầu vừa là công trình giao thông, vừa là công trình văn hóa cộng đồng của làng xã, nơi dân làng dừng chân nghỉ ngơi, trò chuyện mỗi khi đi chợ, đi lễ chùa, hoặc đi làm đồng về.
Chiếc lồng bàn được đan bằng sợi mây trắng muốt, nhỏ như chỉ, nặng 290 gram trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, tỉ mẩn được vợ chồng ông Trần Bá Khá (75 tuổi, làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) bán với giá 30 triệu đồng/chiếc.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024, đánh dấu bước tiến quan trọng trong phát triển nông thôn bền vững của Thủ đô.
Bộ Quốc phòng vừa công bố Quy hoạch chi tiết mở rộng Quảng trường Ba Đình, xóa bỏ biệt thự cũ, khôi phục cảnh quan, không gian thiêng liêng trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa lớn sắp tới.
Từ ngày 1/7/2025, mức tham chiếu sẽ chính thức thay thế lương cơ sở để làm căn cứ tính mức đóng, hưởng BHXH theo Luật BHXH 2024. Thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động.
Trong kỷ nguyên số, công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi mạnh mẽ cách tác nghiệp báo chí. Với những phóng viên trẻ, AI không chỉ giúp rút ngắn thời gian tác nghiệp mà còn mở ra nhiều cách tiếp cận mới, sâu sắc và sáng tạo hơn.
Sự phát triển như vũ bão của truyền thông số đặt báo in trước thách thức sống còn. Nhưng thay vì lặng lẽ rút lui, báo in đã đổi mới mạnh mẽ để giữ chân độc giả - bằng nội dung chuyên sâu, hình thức ấn tượng và sự kết hợp khéo léo với công nghệ.
Trong cuộc trao đổi với Văn Hóa nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) là dịp để tri ân những đóng góp không ngừng nghỉ của các thế hệ nhà báo Việt Nam, đặc biệt trên mặt trận môi trường. Trước thách thức biến đổi khí hậu, ô nhiễm và khủng hoảng tài nguyên, báo chí môi trường ngày càng thể hiện vai trò cảnh báo, thúc đẩy giải pháp và lan tỏa ý thức cộng đồng.
Sự hợp nhất giữa Bắc Giang và Bắc Ninh - hai cực tăng trưởng công nghiệp phía Bắc không chỉ là thay đổi lớn về mặt hành chính, mà còn mở ra kỳ vọng về một trung tâm sản xuất điện tử có quy mô, năng lực và sức bật vượt trội, vươn tầm khu vực.
Vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, nhiều gia đình người Việt Nam đều làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình một tháng mới luôn khỏe mạnh, bình an, may mắn...
Trước mưa lũ phức tạp trên sông Cầu, Lô, Thao, Cục Quản lý đê điều yêu cầu các địa phương triển khai hộ đê khẩn cấp. Các tỉnh phải theo dõi mực nước và báo cáo kịp thời để ứng phó.
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức 3 đợt tuyên truyền trọng điểm, trước, trong và sau thời điểm công bố mô hình chính quyền địa phương hai cấp, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội và lan tỏa tinh thần đổi mới trong cải cách hành chính.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, trong các ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT, thời tiết trên cả nước nhìn chung có nắng vào ban ngày, một số nơi có thể nắng gián đoạn; đến chiều tối, có khả năng xảy ra mưa dông.
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, để quản lý, bảo vệ và phát triển công viên, cây xanh, mặt nước đô thị hiệu quả, cần thiết lập cơ chế tài chính ổn định, minh bạch, dài hạn bởi khi quy hoạch đô thị, cây xanh, mặt nước, công viên là 'tài nguyên quý giá'.