Có gì đặc biệt trong chiếc lồng bàn giá hơn 30 triệu đồng/chiếc?

Hoàng Bằng|18/07/2023 16:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Chiếc lồng bàn được đan bằng sợi mây trắng muốt, nhỏ như chỉ, nặng 290 gram trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, tỉ mẩn được vợ chồng ông Trần Bá Khá (75 tuổi, làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) bán với giá 30 triệu đồng/chiếc.

W_may-tre-dan-1.jpg
Làng Phú Vinh vốn nổi tiếng với nghề truyền thống mây tre đan có lịch sử hơn 400 năm. Tại đây, có rất nhiều sản phẩm được làm từ mây tre như rổ, rá, đó...Trong đó, đặc biệt là chiếc lồng bàn “màn tuyn” được sáng tạo từ sợi mây dài nhỏ như sợi chỉ của vợ chồng ông Trần Bá Khá (75 tuổi) và bà Nguyễn Thị Tiến (72 tuổi).
W_may-tre-dan-2.jpg
Những chiếc lồng bàn này được vợ chồng ông Khá bắt đầu làm từ năm 2003. Để tạo ra một chiếc lồng bàn bằng mây đẹp, đạt tiêu chuẩn thì cần trải qua nhiều công đoạn từ việc mua mây, cạo vỏ, chẻ nan,... rồi đến việc tìm ra cách để làm nên một chiếc lồng bàn đúng theo ý muốn.
W_may-tre-dan-3.jpg
Theo ông Khá chia sẻ: “Những chiếc đầu tiên chúng tôi đan 300 sợi nan dọc về sau cải tiến cho sợi nhỏ như tơ, lên đến con số 1.200 sợi. Thời gian làm chiếc núm mất 3 ngày, làm mâm mất 7 ngày và thêm 7 ngày đan khung. Nếu tập trung, trong một tháng vợ chồng tôi làm được hai chiếc. Cho đến nay đã cho ra đời được hơn 400 chiếc lồng bàn, với mỗi chiếc là 30 triệu đồng”.
W_may-tre-dan-4.jpg
Ông Khá đang chuốt sợi mây cho mỏng, mịn như tờ poluya và nhỏ như sợi chỉ để đan lồng bàn, từng động tác tỉ mỉ, cẩn thận.
W_may-tre-dan-5.jpg
Nói về nguyên vật liệu để đan lồng bàn, ông Khá cho biết: “Tôi phải lên chợ Lụa ở Thạch Thất (Hà Nội) để mua những thanh Mây, mỗi lần đi mua thường mua khoảng 40kg rồi sau đó lọc ra chỉ chọn khoảng 8kg Mây đạt tiêu chuẩn, số còn lại thừa thì đem đi bán”.
W_may-tre-dan-6.jpg
Gắn bó đan lát từ năm 6 tuổi, với kinh nghiệm hơn 60 năm trong nghề, bà Tiến cho biết, bà lựa chọn chiếc lồng bàn làm sản phẩm thủ công bởi nó gắn bó thân thuộc với các gia đình người dân Bắc Bộ, nhà ai cũng phải có một chiếc và nếu là lồng bàn sẽ giữ được rất lâu.
W_may-tre-dan-7.jpg
“Hầu hết, những người mua sản phẩm lại là người nước ngoài. Họ nói những sợi nan đan vào nhau như chiếc màn tuyn. Điểm đặc biệt trong việc đan lát của làng Phú Vinh chính là kỹ năng xử lý mây đặc biệt, chẻ, vót bằng tay đều tăm tắp và nuột nà”, bà Tiến nói.
W_may-tre-dan-8.jpg
Mọi chi tiết trên chiếc lồng bàn đều tăm tắp, rất tinh xảo.
W_may-tre-dan-9.jpg
Được biết, năm 2020, chiếc lồng bàn này đã đoạt giải nhất Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.
W_may-tre-dan-10.jpg
Điều khiến bà Tiến trăn trở là nhà đông con cháu mà không ai theo nghề. Nhiều người trong làng đến học, ông bà cũng tận tình chỉ dạy mà đến nay cũng không có ai đan được lồng bàn kiểu này. “Không phải vì khó mà vì cần sự tỉ mỉ, chịu khó. Nhiều người bảo nhìn 1.200 chiếc nan công đã rối mắt không biết lối nào mà đan”, bà Tiến nói.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Có gì đặc biệt trong chiếc lồng bàn giá hơn 30 triệu đồng/chiếc?