Hà Nội: Người dân góp tiền “biến” ao làng bị ô nhiễm thành bể bơi miễn phí

Hoàng Bằng|12/07/2023 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Từng là ao nước tù đầy rác thải bị ô nhiễm, người dân làng Hưng Giáo, xã Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) đã cùng đóng góp tiền để cải tạo thành bể bơi miễn phí.

W_be-boi-ao-lang-1.jpg
Trước khi được cải tạo thành bể bơi, đây vốn là ao tù với nhiều loại rác thải.
W_be-boi-ao-lang-2.jpg
Theo ghi nhận của PV Moitruong.net.vn, ao bơi được xây dựng kiên cố, ốp gạch xanh, đáy đổ bê tông, đã lắp đèn chiếu sáng và camera ở các góc.
W_be-boi-ao-lang-3.jpg
Bể bơi thu hút đông đảo các bạn nhỏ đến tắm mát và tập bơi.
W_be-boi-ao-lang-4.jpg
Ông Lê Năng Công, Phó Ban Quản lý vận hành ao bơi làng Hưng Giáo cho biết, cách đây 3 năm ông bắt đầu ấp ủ ý tưởng cải tạo ao làng thành bể bơi cho trẻ em. Với mục đích phục vụ con em trong thôn làng Hưng Giáo biết bơi, phòng tránh đuối nước, nâng cao sức khỏe trong những ngày hè.
W_be-boi-ao-lang-5.jpg
Ao bơi có diện tích 1.100m2, tổng kinh phí hoàn thiện 1,3 tỷ đồng, bắt đầu hoạt động từ ngày 30/4. Toàn bộ số tiền làm ao bơi do dân làng ủng hộ, có gia đình ủng hộ số tiền lớn hàng trăm triệu đồng, ông Công nói.
W_be-boi-ao-lang-6.jpg
Các em nhỏ chưa biết bơi được phụ huynh cẩn thận đi kèm.
W_be-boi-ao-lang-7.jpg
Để bảo đảm an toàn trong mỗi buổi bơi, ông Bùi Xuân Vệ (60 tuổi), thành viên Ban Quản lý vận hành ao bơi làng Hưng Giáo liên tục phát loa nhắc nhở các cháu nhỏ không được nô đùa quá mức và phải giữ gìn vệ sinh, đúng 16 giờ 30 phút mới được xuống bơi theo nội quy: Buổi sáng từ 7 đến 9 giờ; buổi chiều từ 16 giờ 30 đến 18 giờ 30 phút.
W_be-boi-ao-lang-8.jpg
Trong nội quy tại đây, tất cả các cháu nhỏ đến bơi phụ huynh phải đi cùng để trông nom giám sát, chịu trách nhiệm với con em mình, sau 18 giờ 30 phút, ao bơi sẽ được bàn giao lại cho lớp học bơi của làng, có thầy giáo chuyên nghiệp tình nguyện dạy bơi miễn phí cho dân làng biết bơi rồi từ đó sẽ dạy lại cho các cháu nhỏ, ông Vệ cho hay.
W_be-boi-ao-lang-9.jpg
Nước trong bể bơi một tuần được thay 2 lần. Nguồn nước để bơm vào đây lấy từ giếng ngầm, qua bể lắng khoảng 3 ngày cho trong rồi mới bơm vào ao.
W_be-boi-ao-lang-10.jpg
Hệ thống rào chắn đảm bảo an toàn, chắc chắn.
W_be-boi-ao-lang-11.jpg
Chị Lê Lương Bình (Thanh Oai, Hà Nội) đưa con đến tắm mát và dạy con tập bơi chia sẻ: “Nghe tin ở đây có bể bơi miễn phí tôi đã đưa con đến đây cho con trải nghiệm, tôi thấy đây là mô hình rất hay, an toàn và ý nghĩa. Chính những ao bơi như thế này sẽ giúp hạn chế việc các con nhỏ đuối nước”.
W_be-boi-ao-lang-12.jpg
Không chỉ trẻ con mà nhiều người lớn cũng tham gia học bơi.
W_be-boi-ao-lang-13.jpg
W_be-boi-ao-lang-14.jpg
Bà Nghĩa 75 tuổi, người dân làng Hưng Giáo, xã Tam Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) sau 1 tháng tập bơi đã tự tin bơi được sang bên kia bờ ao.
W_be-boi-ao-lang-15.jpg
Trẻ em vô cùng thích thú khi tập bơi dưới làn nước mát.
W_be-boi-ao-lang-16.jpg
Người chưa biết bơi phải mặc áo phao và có người đi kèm, trước khi xuống bơi phải khởi động thân thể đúng cách.
W_be-boi-ao-lang-17.jpg
Dự kiến đến cuối năm 2023 bể bơi sẽ lát gạch toàn bộ phần đáy và xây dựng thêm nhà để xe, bãi cát vui chơi cho trẻ em, nhà vệ sinh, phòng thay đồ. Những người có tấm lòng ủng hộ để xây dựng bể bơi đều được hưởng ứng.
W_be-boi-ao-lang-18.jpg
Quanh ao bơi sẽ có 6 thành viên trong Ban Quản lý liên tục đi kiểm tra để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em.
W_be-boi-ao-lang-19.jpg
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị đuối nước đang là con số báo động, do đó ao làng được cải tạo không chỉ tạo ra sân chơi bổ ích mà còn là môi trường rèn luyện, nâng cao kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ, đồng thời mang lại cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho làng quê.
Bài liên quan
  • Nước sông Nhuệ, sông Đáy ô nhiễm báo động
    Theo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường - Sở TN & MT Hà Nam, ngày 07/7/2023, nước thải từ Hà Nội đổ về sông Nhuệ có màu đen, mùi hôi khó chịu, nên đã lấy mẫu nước và phân tích mẫu nước tại cống tại cống Nhật Tựu và cống Ba Đa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Người dân góp tiền “biến” ao làng bị ô nhiễm thành bể bơi miễn phí