Theo thống kê của Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc, thiệt hại kinh tế trực tiếp do thiên tai trong tháng 7 ở nước này là 41,18 tỷ nhân dân tệ (5,74 tỷ USD). Con số này cao hơn thiệt hại 6 tháng trước đó cộng lại (38,23 tỷ nhân dân tệ).
Trong bối cảnh bão Khanun đang di chuyển về phía Biển Hoa Đông (Trung Quốc), mấy ngày qua Thủ đô Bắc Kinh hứng chịu lượng mưa lớn chưa từng thấy trong 140 năm. Đã có ít nhất 20 người thiệt mạng và 19 người mất tích sau khi mưa lớn trút xuống thủ đô Bắc Kinh và các tỉnh lân cận do ảnh hưởng của cơn bão Doksuri.
Ngày 28/7, siêu bão Doksuri bắt đầu đổ bộ vào các tỉnh ven biển phía Đông nam Trung Quốc khiến hàng chục người bị thương và gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Siêu bão Doksuri đã mạnh trở lại vào ngày 27/7 khi đổ bộ vào Trung Quốc. Trước đó, cơn bão này đã tấn công đảo Đài Loan (Trung Quốc) và Philippines với mưa và gió mạnh làm lật một chiếc phà và khiến ít nhất 25 người thiệt mạng.
Bão Doksuri đi vào biển Đông giật cấp 17, trở thành cơn bão số 2. Vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông, sóng biển cao 6-8m, vùng gần tâm bão 8-10m, biển động dữ dội.
Bão Doksuri ở trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17. Hướng bão đang vào Biển Đông, Bắc Bộ và Hà Nội nắng nóng đỉnh điểm.
Lo ngại siêu bão Doksuri có thể ảnh hưởng đến các vùng duyên hải, nhà chức trách Philippines đã yêu cầu cộng đồng dân cư khu vực ven biển sơ tán, neo đậu tàu thuyền tránh ra khơi khi thời tiết xấu.
Từ chiều ngày 25/7, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh dần lên cấp 6-7, từ chiều và đêm ngày 26/7 mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-13, giật cấp 16; biển động dữ dội.
Theo dự báo, bão Doksuri có khả năng mạnh lên cấp 15-16 và sẽ đi vào phần Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Như vậy cấp mạnh nhất của bão Doksuri có thể lên cấp 16, tức cấp siêu bão.