Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến trở thành trung tâm năng lượng sạch

Minh Châu|30/12/2020 04:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Đến năm 2030, theo quy hoạch quốc gia Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của cả nước.

Theo đó, phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á; trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước.

Về định hướng phát triển công nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ nông nghiệp như sản phẩm hóa chất, cơ khí phục vụ nông nghiệp, thủy sản. Khuyến khích, thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được như năng lượng gió, mặt trời và sinh khối.

Phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhờ các nguồn năng lượng sạch

Theo quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo toàn quốc đến năm 2035, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có trên 68.600MW tiềm năng điện gió và hơn 31.500MW tiềm năng điện mặt trời; giảm tỷ trọng nhiệt điện than một cách hợp lý. Tuy nhiên, đang có 2 thách thức chính về phát triển năng lượng sạch trong vùng là cần có tư duy đúng về từ chối nhiệt điện than; và cần tạo nguồn cung khí đốt lâu dài cho các nhà máy nhiệt điện khí.

Về giảm điện than, theo Bộ Công Thương, hiện Đồng bằng sông Cửu Long có 9 nhà máy nhiệt điện (chạy than, dầu FO và khí đốt) với tổng công suất lắp đặt đạt 5.499MW. Đến năm 2025, vùng có thêm 3 nhà máy nhiệt điện than (sử dụng than nhập khẩu) với công suất 3.600MW. Tuy nhiên, các tỉnh như Bạc Liêu, Long An và Tiền Giang mong muốn thay thế các dự án nhiệt điện than bằng các dự án nhiệt điện khí. Về việc này, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi, cho rằng: “Chúng ta cần loại bỏ nhiệt điện than công nghệ cũ, chứ không nên từ chối nhiệt điện than có công nghệ mới thân thiện môi trường. Trong năng lượng, chỉ có nhiệt điện than là chủ động nhất, ít phụ thuộc vào thiên nhiên”.

Theo quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo toàn quốc đến năm 2035, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có trên 68.600MW tiềm năng điện gió và hơn 31.500MW tiềm năng điện mặt trời; giảm tỷ trọng nhiệt điện than một cách hợp lý. Tuy nhiên, đang có 2 thách thức chính về phát triển năng lượng sạch trong vùng là cần có tư duy đúng về từ chối nhiệt điện than; và cần tạo nguồn cung khí đốt lâu dài cho các nhà máy nhiệt điện khí.

Về giảm điện than, theo Bộ Công Thương, hiện Đồng bằng sông Cửu Long có 9 nhà máy nhiệt điện (chạy than, dầu FO và khí đốt) với tổng công suất lắp đặt đạt 5.499MW. Đến năm 2025, vùng có thêm 3 nhà máy nhiệt điện than (sử dụng than nhập khẩu) với công suất 3.600MW. Tuy nhiên, các tỉnh như Bạc Liêu, Long An và Tiền Giang mong muốn thay thế các dự án nhiệt điện than bằng các dự án nhiệt điện khí. Về việc này, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Trần Viết Ngãi, cho rằng: “Chúng ta cần loại bỏ nhiệt điện than công nghệ cũ, chứ không nên từ chối nhiệt điện than có công nghệ mới thân thiện môi trường. Trong năng lượng, chỉ có nhiệt điện than là chủ động nhất, ít phụ thuộc vào thiên nhiên”.

Nhận định về vấn đề này, bà Mary Tanowka, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng chia sẻ: “Phát triển tốt năng lượng tái tạo có thể giúp Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua thách thức, bảo đảm an ninh năng lượng để tăng trưởng bền vững”.

Minh Châu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng bằng sông Cửu Long hướng đến trở thành trung tâm năng lượng sạch