Kể từ trường hợp nhiễm dịch tả lợn châu Phi đầu tiên được phát hiện ở Hàn Quốc vào tháng 9, chính quyền nước này đã cho giết gần 380.000 con lợn để kiểm soát các ổ dịch và ngăn lây lan trên toàn quốc. Để ngăn lợn bệnh từ Triều Tiên tràn qua, quân đội Hàn được lệnh bắn bất cứ con lợn nào băng qua DMZ.
Theo một tổ chức phi chính phủ địa phương, mưa lớn tuần qua gần biên giới liên Triều khiến máu trong khu vực tiêu hủy lợn nhiễm bệnh chảy xuống sông Imjin ngày 11/11.
Nhiều người đã lo ngại rằng máu lợn có thể gây lây lan dịch bệnh sang các động vật khác. Tuy nhiên chính quyền địa phương đã bác bỏ điều đó và khẳng định rằng những con lợn đã được khử trùng trước khi bị giết.
Máu lợn từ điểm chôn tiêu hủy chảy xuống sông Imjin tại vùng Yeoncheon. Ảnh: AFP.
Dịch tả lợn Châu Phi rất dễ nhiễm và lan truyền với số lợn sống sót gần như bằng không. Tuy nhiên, dịch bệnh này không gây nguy hiểm cho con người.
Hoạt động tiêu huỷ lợn diễn ra vào cuối tuần. Xác những con lợn được cho đã được bỏ lại trong nhiều thùng xe tải gần biên giới liên Triều. Việc hoãn sản xuất các hộp nhựa được sử dụng để xử lý quá trình chôn lấp khiến việc chôn xác lợn không được thực hiện ngay lập tức.
Dịch lợn châu Phi rất dễ lây lan và không thể chữa được, với tỷ lệ sống gần 0% đối với lợn. Tuy nhiên, nó được cho là không thể lây lan sang con người. Dịch tả lợn đã càn quét khắp châu Á và châu Âu, tàn phá những trang trại lợn.
Nhiều nước Châu Á cũng đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh này bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Khỏng 1,2 triệu con lợn đã bị tiêu huỷ chỉ tính riêng ở Trung Quốc.
Hạnh An (t/h)