Đồng Tháp: Xây dựng ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững

Minh Châu|16/09/2020 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Thời gian qua, việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng khoai lang, khoai môn mang lại thu nhập ổn định cho nông dân tỉnh Đồng Tháp.

Theo khảo sát của Trường Đại học Cần Thơ, khoai lang là cây lương thực đứng thứ 3 sau lúa, bắp. Thời gian qua, khoai lang được trồng nhiều tại tỉnh Vĩnh Long với hơn 10.500ha. Gần đây, khoai lang được nhiều nông dân trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp canh tác với tổng diện tích canh tác hàng năm khoảng 3.000ha, tập trung nhiều ở các xã: Tân Phú, Phú Long và Hòa Tân. Trong vụ khoai lang đông xuân 2019 – 2020, nông dân huyện Châu Thành xuống giống hơn 73ha giống khoai lang tím Nhật, năng suất bình quân 25 tấn/ha, sản lượng đạt 18.250 tấn.

Ảnh minh họa

Bên cạnh khoai lang, khoai môn cũng được phát triển ở Đồng Tháp. Trong vụ hè thu 2019, toàn tỉnh có gần 500ha diện tích trồng khoai môn, với năng suất bình quân 20-30 tấn/ha, tập trung ở các huyện: Lấp Vò, Thanh Bình và Tam Nông. Đặc biệt, khoai môn ở huyện Lấp Vò được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) công nhận nhãn hiệu hàng hóa năm 2019.

Về nhu cầu của các thị trường hiện nay về yêu cầu chất lượng, quy trình trồng, hàm lượng thuốc BVTV trong sản phẩm để giúp cho việc liên kết giữa công ty với bà con nông dân được bền vững hơn, đáp ứng được thị hiếu của thị trường ngày càng khó tín hiện nay.

Đối với nông dân trồng khoai trên địa bàn huyện Châu Thành, Lấp Vò, Tam Nông đều có đề nghị có thêm các chính sách để hổ trợ cho nông dân, Hợp tác xã trồng khoai; có hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản bày bản hơn; hỗ trợ đầu tư thiết bị để ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch, sơ chế; hướng dẫn một số bệnh đang phổ biến hiện nay (như bệnh chết dây, côn trùng tấn công trên vỏ khoai); hướng dẫn sử dụng đảm bảo tỷ lệ dư lượng thuốc BVTV, hướng đến sản xuất an toàn; có định hướng đầu ra và mong muốn kết nối bền vững với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, khoai lang, khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, tiềm năng thị trường đối với các sản phẩm chế biến là rất lớn. Do đó, việc áp dụng công nghệ xử lý và bảo quản khoai sạch là cần thiết. Qua đó, giúp bảo quản khoai lâu hơn để chờ giá, vận chuyển đến các thị trường xa.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, để nâng cao hơn nữa giá trị cho sản phẩm khoai, ngành nông nghiệp, địa phương cần phối hợp với các chuyên gia, viện trường thống nhất quy trình sản xuất khoai tối ưu hóa từ khâu đầu vào đến sản phẩm đầu ra nhằm tiết kiệm chi phí thấp nhất để nâng cao giá trị sản xuất. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng về việc sản xuất khoai theo hướng an toàn, hữu cơ cho nông dân. Nhà nước sẽ đóng vai trò hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ khoai lang…

Minh Châu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đồng Tháp: Xây dựng ngành hàng khoai hướng đến sự phát triển bền vững