– Giám đốc sở TN&MT cho biết không tìm được tiếng nói chung với công ty của ông Dũng “lò vôi” về việc đưa ra phương án xử lý ô nhiễm môi trường ở các hồ tại thành phố Đà Nẵng.
>>> Đà Nẵng: Cá tiếp tục chết trắng bên cạnh trạm xử lý nước thải
>>> Đà Nẵng: Tuyến kênh dài gần 2km đổi màu bất thường, kèm hiện tượng cá chết
Tại đây, ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường TP Đà Nẵng (TN-MT) cho biết, ông Dũng “lò vôi” đã từ chối không tiếp tục xử lý ô nhiễm môi trường ở các hồ chứa nước nữa.
Trả lời câu hỏi của báo giới liên quan đến việc ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng “lò vôi”, Chủ tịch Tập đoàn Đại Nam, Bình Dương) từ chối triển khai dự án xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm tại các hồ chứa trên địa bàn TP Đà Nẵng, ông Tô Văn Hùng – Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng cho biết, vào tháng 3/2019, ông Huỳnh Uy Dũng có ra Đà Nẵng trình bày với lãnh đạo địa phương ý tưởng đầu tư, lắp đặt thiết bị xử lý nước tại hồ Thạc Gián – Vĩnh Trung theo công nghệ nuôi cấy vi sinh đặc chủng.
Đây là vi sinh lưỡng tính, sống được trong môi trường thiếu khí để giải quyết triệt để ô nhiễm tại các hồ. Sau khi xử lý nguồn nước, cá chép Koi có thể sống được ở hồ Vĩnh Trung và nơi đây sẽ trở thành điểm tham quan sinh thái của Đà Nẵng.
Và khi nguồn nước ở hồ Vĩnh Trung được làm sạch thì chủng loại vi sinh từ hồ sẽ theo dòng nước chảy sang hồ Thạc Gián và hồ Công viên 29/3. Như thế, chỉ cần xử lý tốt hồ Vĩnh Trung thì các hồ khác như Thạc Gián và Công viên 29/3 cũng sẽ rất sạch.
“Tuy nhiên, trước tình hình thực tế và ý kiến của cử tri, người dân quận Thanh Khê đối với tình trạng ô nhiễm ở hồ Bàu Trảng. Nên sau khi nghe ý kiến các sở ngành có liên quan, nhất là sau khi tiếp nhận kiến nghị của lãnh đạo quận Thanh Khê, Sở TN-MT đã có đề nghị Công ty CP Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh có thể tiếp cận hồ Bàu Trảng và nghiên cứu xem có thể xử lý được không vì hồ Bàu Trảng bức xúc hơn nhiều so với hồ Thạc Gián-Vĩnh Trung.
Sau khi xử lý nguồn nước, cá chép Koi có thể sống được ở hồ Vĩnh Trung và nơi đây sẽ trở thành điểm tham quan sinh thái của Đà Nẵng.
Ông Dũng “lò vôi” dự định xử lý ô nhiễm môi trường tại hồ Thạc Gián bằng công nghệ vi sinh. Ảnh: XS
Khi nguồn nước ở hồ Vĩnh Trung được làm sạch thì chủng loại vi sinh từ hồ sẽ theo dòng nước chảy sang hồ Thạc Gián và hồ Công viên 29/3. Như thế, chỉ cần xử lý tốt hồ Vĩnh Trung thì các hồ khác như Thạc Gián và Công viên 29/3 cũng sẽ rất sạch.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với cử tri, người dân quận Thanh Khê lại muốn xử lý tình trạng ô nhiễm ở hồ Bàu Trảng trước.
“Ông Dũng không đồng ý và hai bên đã không tìm được tiếng nói chung”, ông Hùng thông tin.
Về phía Đà Nẵng, ông Hùng cho biết, dù ông Dũng đã từ chối nhưng lãnh đạo thành phố vẫn rất muốn doanh nghiệp này ra Đà Nẵng giúp thành phố xử lý ô nhiễm môi trường.
Trước đó, tại Tọa đàm mùa xuân 2019 (diễn ra tháng 3/2019) ông Dũng “lò vôi”, cho biết sẽ dành 10.000 tỷ đồng là để xử lý môi trường trên cả nước, nhưng phần lớn dành cho Đà Nẵng. Số tiền này dùng để xử lý ô nhiễm môi trường Ông Dũng còn nói đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn để làm dự án chứ không hứa suông.
Tuy nhiên, ngay sau đó lại có thông tin ông Huỳnh Uy Dũng, chủ Công ty cổ phần Đại Nam, chủ đầu tư các khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2 và 3 đã quyết định tạm dừng việc hai dự án xử lý nước ô nhiễm tại hai hồ nước Vĩnh Trung và hồ Thạc Gián nằm trên đường Hàm Nghi (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vì không tìm được tiếng nói chung với lãnh đạo TP.
“Họ nói nước tại hồ Vĩnh Trung và hồ Thạc Gián tốt rồi nên họ chỉ tôi qua làm chỗ hồ Bàu Trảng. Mà hồ Bàu Trảng thì tôi chưa nghiên cứu để làm. Chỗ Bàu Trảng còn liên quan đến rất nhiều thứ rất là tế nhị, tôi không tiện nói ra. Hồ đó là cái đuôi của nguồn nước khu vực sân bay chảy ra. Còn tôi nghiên cứu công trình là phục vụ các hồ trong TP. Mà nên nhớ là tôi ra làm tặng chứ không phải đi kinh doanh”, ông Dũng nói.
Dự án thí điểm được phía doanh nghiệp này đề nghị là hồ Thạc Gián-Vĩnh Trung. Tuy nhiên, khi UBND TP Đà Nẵng đề nghị xử lý đối với ô nhiễm tại hồ Bàu Trảng thì vị đại gia này rút lui vì không tìm được tiếng nói chung.
Ngọc Ánh (t/h)