Ngày 24/10, các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra đề xuất cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần như ống hút, bông ngoáy tai, thìa, dĩa, que buộc bóng bay… Đồng thời, yêu cầu các nhà sản xuất tái sử dụng nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm đại dương.
>>>Miền Tây Nam bộ: Cảnh báo triều cường đạt đỉnh có thể vượt mức báo động 3
>>>Hội An: Chùa Cầu sẽ hết ô nhiễm từ tháng 11
EU sẽ được yêu cầu tái chế 90% số chai nhựa vào năm 2025
Theo đó, đề xuất trên đã nhận được sự ủng hộ lớn của Nghị viện châu Âu, với 10 sản phẩm nhựa sử dụng một lần sẽ bị cấm vào năm 2021. Các nước EU sẽ được yêu cầu tái chế 90% số chai nhựa vào năm 2025 và các nhà sản xuất phải hỗ trợ trang trải chi phí quản lý rác thải.
Theo nghị sỹ châu Âu Frederique Ries – người đại diện Nghị viện châu Âu trong các cuộc đàm phán với chính phủ các nước EU – đây là tín hiệu mạnh mẽ đối với ngành công nghiệp châu Âu và nhận được sự ủng hộ ngày càng rộng rãi. EU hiện chỉ tái chế 25% trong số 25 triệu tấn chất thải nhựa mà khối này sản xuất mỗi năm.
Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban châu Âu (EC) Frans Timmermans đã lên tiếng thúc giục các bên cùng hành động và nếu không hành động ngay và nhanh thì đại dương trong tương lai sẽ chứa nhựa nhiều hơn cả cá.
Trước đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp kiên quyết để chống rác thải nhựa, bảo vệ một đại dương xanh. Hàn Quốc cấm sử dụng ống nhựa, Một số nước khác cũng sáng tạo ra nhiều cách thức thu gom rác, tái sử dụng như máy thu gom rác, trả tiền, đi bus trả vé bằng đồ nhựa…
Minh Ly (T/h)