Giám sát hoạt động của Thủy điện Pắc-Lay đến Đồng bằng Sông Cửu Long

Hà An (T/h)|07/01/2019 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tại buổi Hội thảo, ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho biết, mục tiêu của hội thảo tham vấn nhằm xem xét các hoạt động của công trình thủy điện Pắc-Lay; đồng thời góp ý cho báo cáo đánh giá kỹ thuật của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế để lấy ý kiến của các bên liên quan đối với Dự án thủy điện Pắc-Lay nói riêng, các công trình dòng chính Mê Kông nói chung.

– Sáng nay 7/1, tại Hà Nội, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về Dự án thủy điện Pắc-Lay (Lào) trên dòng chính sông Mê Kông.

>>> Đà Nẵng, Quảng Nam thống nhất xây 2 đập điều tiết nước

>>> Quy trình xử lý nước thải an toàn và khép kín tại Nhật Bản

Ảnh minh họa

Thủy điện Pắc-Lay là công trình thủy điện thứ tư của Lào trong tổng số 11 dự án thủy điện dòng chính sông Mê Kông, nằm ở tỉnh Xay-nha-bu-ly, vùng Bắc Lào, cách Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (biên giới giữa Việt Nam và Campuchia) 1.615 km.

Chính phủ Lào dự kiến khởi công dự án thủy điện Pắc-Lay vào năm 2022 và hoàn thành vào năm 2029.

Dựa trên báo cáo đánh giá tác động kinh tế – xã hội của chủ đầu tư cung cấp, đại diện Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cho rằng, khoảng 25 triệu người dân sinh sống dọc hành lang sông Mê Kông (5km) từ vị trí công trình Pắc-Lay ra đến Biển Đông, có khả năng sẽ chịu tác động tích lũy xuyên biên giới.

Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 12,5 triệu người bị ảnh hưởng (có cả tích cực và tiêu cực) ở mức độ trung bình và thời gian chịu tác động là dài hạn.

Chủ đầu tư cũng đề ra các biện pháp giảm thiểu tại khu vực công trình như thu hồi đất, tái định cư và đền bù cho người dân. Tuy vậy, hiện chủ đầu tư chưa có các biện pháp giảm thiểu các tác động xuyên biên giới.

Các đại biểu, các nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước đã đưa ra các nhận xét, thảo luận và kiến nghị Ủy ban liên hợp Ủy hội sông Mê Kông quốc tế xem xét, có ý kiến để chủ đầu tư điều chỉnh phù hợp hơn về mặt thiết kế công trình, quá trình xây dựng công trình, theo dõi giám sát các tác động có thể xảy ra (giám sát biến động nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn…) và các biện pháp giảm nhẹ tác động bất lợi do thủy điện Pắc-Lay.

Hà An (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giám sát hoạt động của Thủy điện Pắc-Lay đến Đồng bằng Sông Cửu Long