[Góc nhìn tuần qua]: Tảo hôn vùng cao và những hệ lụy

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|24/02/2024 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn ở vùng miền núi phía Bắc cao hơn so với các vùng khác trong cả nước với 10 em trai trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi tỷ lệ lấy vợ là 10% trong khi cũng trong độ tuổi ấy, tỷ lệ em gái có chồng là 20% ( cứ 5 em gái thì 1 em đã có chồng.

 Góc nhìn tuần qua: Tảo hôn vùng cao và những hệ lụy

Con cái kết hôn muộn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ, thế nhưng việc nhiều đứa trẻ kết hôn quá sớm khi vẫn còn đang ở độ tuổi cắp sách đến trường lại là nỗi lo lắng chung của toàn xã hội. Tại nhiều vùng cao, sau dịp Tết Nguyên đán lại gia tăng tình trạng tảo hôn. Học sinh nghỉ tết, bỏ luôn học để kết hôn. Chuyện tảo hôn, hôn nhân cận huyết đã trở thành vấn nạn diễn ra dai dẳng mặc dù có nhiều sự vào cuộc ngăn chặn từ cộng đồng, xã hội…

Ở Việt Nam, nạn tảo hôn xuất hiện ở rất nhiều vùng miền song phần lớn diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo thống kê, 11% phụ nữ tuổi từ 20 đến 49 đã kết hôn hoặc đã sống chung như vợ chồng trước tuổi 18. Trung du miền núi phía Bắc là các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. Trong độ tuổi từ 10 – 17 tuổi, cứ 10 em trai thì có 01 em có vợ, cứ 05 em gái có 01 em có chồng. Tây Nguyên có tỷ lệ tảo hôn cao thứ hai với tỉ lệ đạt 15,8 %; Đồng bằng sông Hồng 7,9% và Đông Nam bộ 8,1%. Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong cả nước gồm: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai.

Trong số 54 dân tộc anh em thì các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội, là lực cản cho sự phát triển kinh tế, xã hội và chất lượng dân số.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng Dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025". Các mục tiêu cụ thể được đề ra, giảm bình quân 2% - 3%/năm số cặp tảo hôn. Đến năm 2025, phấn đấu ngăn chặn, hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
[Góc nhìn tuần qua]: Tảo hôn vùng cao và những hệ lụy