Hà Nội: 10 điểm ùn tắc mới phát sinh trên địa bàn Thủ đô

Minh Anh (t/h)|16/02/2020 02:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Liên ngành GTVT và Công an thành phố Hà Nội cho biết, năm 2019 toàn thành phố còn tồn tại 33 điểm ùn tắc. Bằng nhiều giải pháp như cải tạo hạ tầng, điều chỉnh đèn tín hiệu và tăng cường lực lượng chốt trực điều tiết giao thông, đã xóa được 10 điểm, trong đó có các nút giao: Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng, Vành đai 3 – Pháp Vân – Giải Phóng, ngã tư Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ…

Liên ngành GTVT và Công an thành phố Hà Nội cho biết, năm 2019 toàn thành phố còn tồn tại 33 điểm ùn tắc. Bằng nhiều giải pháp như cải tạo hạ tầng, điều chỉnh đèn tín hiệu và tăng cường lực lượng chốt trực điều tiết giao thông, đã xóa được 10 điểm, trong đó có các nút giao: Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng, Vành đai 3 – Pháp Vân – Giải Phóng, ngã tư Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ…

Trong đó, 10 điểm ùn tắc mới bao gồm: Nút giao Kim Mã – Liễu Giai, Liễu Giai – Đào Tấn, Hồ Tùng Mậu – Lê Đức Thọ, Nguyễn Khang, cầu 361, Ngã Tư Sở, Nguyễn Khoái đoạn Vĩnh Tuy – Vành đai 1, cầu Mai Động, Lê Quang Đạo – Châu Văn Liêm, đường dẫn lên Vành đai 3 trên cao đoạn thuộc địa phận quận Thanh Xuân.

Ảnh minh họa

Đánh giá nguyên nhân phát sinh các điểm ùn tắc trên, liên ngành thống nhất cho rằng, về khách quan, phương tiện giao thông tăng cao trong khi tốc độ phát triển hạ tầng giao thông không theo kịp; ý thức chấp hành luật lệ của người tham gia giao thông còn hạn chế.

Về nguyên nhân chủ quan, công trường thi công chiếm dụng mặt đường là nguyên nhân cơ bản, trong đó có các công trình trọng điểm như: Vành đai 2, Vành đai 3… Có đến 8/10 số điểm ùn tắc là do công trường thi công.

Đánh giá nguyên nhân phát sinh các điểm ùn tắc mới, ông Trần Đăng Hải, Trưởng Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở GTVT Hà Nội cho rằng có cả khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân khách quan do phương tiện giao thông tăng cao trong khi tốc độ phát triển hạ tầng giao thông không theo kịp. Cùng đó, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn hạn chế.

Về nguyên nhân chủ quan, ông Hải cho rằng, do nhiều công trường thi công chiếm dụng mặt đường, trong đó có các công trình trọng điểm như: Vành đai 2, Vành đai 3… khiến ùn tắc thêm trầm trọng. “Có đến 8/10 số điểm ùn tắc là do công trường thi công. Trong số này, dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội: 2 điểm; đường Vành đai 2: 3 điểm; đường Vành đai 3 trên cao: 1 điểm; thi công đường đua F1: 2 điểm”, ông Hải nêu.

Nhằm xử lý dứt điểm ùn tắc, ông Trần Đăng Hải, Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội) cho biết, các cơ quan liên quan sẽ tổ chức khảo sát, lên phương án cho từng điểm ùn tắc; làm việc với các chủ đầu tư công trình, đề nghị đẩy nhanh tiến độ, bố trí lại hàng rào hợp lý; cải tạo hạ tầng, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông; tăng cường lực lượng chốt trực, hướng dẫn điều tiết, xử lý vi phạm thường xuyên trong giờ cao điểm…

Trước đó, theo thống kê, trong năm 2019, thành phố đã xử lý được 10/33 điểm ùn tắc giao thông. Với việc phát sinh 10 điểm ùn tắc mới, tổng số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố lại là 33 điểm.

Minh Anh (t/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: 10 điểm ùn tắc mới phát sinh trên địa bàn Thủ đô