(Moitruong.net.vn) – Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay Hà Nội mới giải quyết được 4/41 điểm ùn tắc giao thông giờ cao điểm. Như vậy, tính đến nay vẫn còn tới 37 điểm thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc.
Cụ thể, trên địa bàn Hoàn Kiếm có 1 điểm trên tuyến Nam Chương Dương; quận Ba Đình có 4 điểm, gồm: La Thành-Giảng Võ, Điện Biên-Trần Phú, La Thành-Nguyễn Chí Thanh, nút An Dương-Thanh Niên; quận Tây Hồ có 1 điểm tại Nghi Tàm-Yên Phụ; quận Hai Bà Trưng có 4 điểm, gồm: Minh Khai-Time City, khu vực Đại Cồ Việt- Hoa Lư-Tạ Quang Bửu, Nguyễn Khoái-Minh Khai, Minh Khai-Ngõ gốc Đề; quận Đống Đa có 4 điểm ở hai đầu cầu vượt Lê Văn Lương-Láng Hạ, Láng-Nguyễn Chí Thanh, ngõ 10 Tôn Thất Tùng, Trường Chinh; quận Cầu Giấy có 4 điểm, gồm: Ngã tư Cầu Giấy (đường sắt Nhổn-ga Hà Nội), Nguyễn Khang-cầu 361, Trần Quốc Hoàn-Phạm Văn Đồng; Phạm Hùng-Tôn Thất Thuyết, Ngã tư Canh, Hồ Tùng Mậu-Lê Đức Thọ thuộc quận Nam Từ Liêm; Hoàng Quốc Việt-Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế-Phạm Văn Đồng, Phạm Văn Đồng-cổng Bộ Công an thuộc quận Bắc Từ Liêm; Lê Văn Lương-Khuất Duy Tiến, Cầu Mọc thuộc quận Thanh Xuân; Dốc Vĩnh Hưng, khu vực vành đai 3 trên cao-Pháp Vân-Giải Phóng, Linh Đường-Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Minh Giám-Lê Văn Lương thuộc quận Hoàng Mai; Cầu Tó, Ngọc Hồi-Phan Trọng Tuệ, khu vực cổng Bệnh viện K thuộc huyện Thanh Trì; Bắc cầu Chương Dương thuộc quận Long Biên và điểm ùn tắc cuối cùng được liệt kê trong danh sách là khu vực Trần Phú-Mỗ Lao-Nguyễn Khuyến thuộc quận Hà Đông.
Đây là các tuyến đường, nút giao thông có lưu lượng giao thông cao hoặc đang tổ chức rào chắn phục vụ thi công các công trình giao thông trọng điểm.
Để xử lý các “điểm đen” này, trong năm 2018, các cơ quan chức năng thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh phương án tổ chức giao thông; cải tạo hạ tầng và lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông; tăng cường lực lượng phân luồng, hướng dẫn giao thông; tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công công trình…
Thanh Thanh (t/h)