Căng bạt, bày bàn ghế bán hàng ngay trong phạm vi trạm biến áp là chuyện thường ngày, đang diễn ra trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Vì mưu sinh mà nhiều người dân bất chấp nguy hiểm.
Những tấm biển với dòng chữ như: “Cấm lại gần có điện nguy hiểm chết người”; “Khu vực có điện, cấm bán hàng, cấm để xe, họp chợ, cấm đổ rác, cấm để vật liệu xây dựng, cấm đi vệ sinh, cấm tập trung đông người…” hoặc các hình ảnh minh họa cảnh báo nguy hiểm có mặt ở hầu hết các trạm biến áp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 17/8/2005, khoảng cách nhà ở của người dân phải cách trạm biến áp từ 3m đối với trạm có điện áp 35kV; 4m đối với trạm có điện áp 66-110kV; 6m đối với trạm có điện áp 220kV...Thế nhưng vì mưu sinh và cũng vì tiện đường, tiện lối mà nhiều người dân ở Hà Nội vô tư chăng bạt, bày bán ghế,…biến khu vực trạm biến áp thành nơi bán thực phẩm, quán ăn hoặc chờ đón khách,…, bất chấp nguy hiểm.
Theo ghi nhận của PV, dọc các tuyến đường, phố của Hà Nội như Trần Cung, Cầu Giấy, Láng, Thịnh Quang... không khó bắt gặp cảnh người dân vô tư ngồi ăn, uống, bán hàng, mưu sinh sát cạnh các trạm biến áp, bốt điệnMột điểm trạm biến thế trên đường Cầu giấy, chủ quán đặt bếp than nấu nướng, quạt chả ngay sát bốt điện, nếu xảy ra cháy nổ thì hậu quả thật khó lường.Trên mỗi bốt điện, trạm biến áp đều có cảnh báo: “Cấm lại gần có điện nguy hiểm chết người” hoặc “Khu vực có điện, cấm bán hàng, cấm để xe, họp chợ, cấm đổ rác, cấm để vật liệu xây dựng, cấm đi vệ sinh, cấm tập trung đông người…” bảo vệ người dân tránh khỏi những nguy hiểm, sự cố do điện, nhưng nhiều người cố tình phớt lờNgười đàn ông bán trà đá ngay sát trạm biến áp trên đường Láng (Đống Đa, Hà Nội). cho biết, bán hàng ở đây đã lâu và chưa bao giờ thấy trạm biến áp này xảy ra cháy, nổ hay chập điện nên cảm thấy an toàn. “Thỉnh thoảng cũng có cơ quan chức năng tới nhắc nhở, cảnh báo nhưng vì cuộc sống mưu sinh đành chấp nhận”, chủ quán trà đá chia sẻ.Tại trạm điện biến áp Láng Hạ 2 (Đống Đa, Hà Nội), tiểu thương cơi nới bạt, bày biện hàng hoá tràn lên lề đường và chân trạm biến ápKhu vực trạm điện biến áp Cầu Giấy 10 (Cầu Giấy, Hà Nội) trở thành nơi tập kết vật dụng bỏ đi và phế, rác thảiTại phố Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), không khó để bắt gặp hình ảnh trà đá, đồ ăn nhẹ và hàng rong “bủa vây “trạm biến áp. Nhiều người vẫn vô tư ngồi uống nước cạnh trạm biến áp, phớt lờ biển cảnh báoTrạm biến áp trên phố Dịch Vọng có gắn biển cấm: Bán hàng, để xe, họp chợ, tụ tập đông người. Tuy nhiên, một số người dân cố tình phớt lờ biển cấm, bán hàng ngay bên cạnh trạm biến áp.Trạm biến áp còn là điểm đỗ, đậu xe đón khách của những người hành nghề xe ôm và bán hàng rong. Không chỉ nguy hiểm mà còn cản trở giao thông của người qua lại khi lấn chiếm hết vỉa hè Anh Nguyễn Bình Long (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trước kia ngồi cạnh trạm biến áp uống trà đá rất sợ bị điện giật nhưng sau nhiều lần thì thấy quen dần và không còn cảm giác sợ như trướcTrạm biến áp Thịnh Quang 3 (Đống Đa, Hà Nội) bỗng dưng “biến thành” bãi để xe. Trong thời điểm nắng nóng như hiện nay, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến cháy nổTrước đó, chiều 17/11/2016, trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 tại phố Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông (Hà Nội) bị nổ khiến 1 người tử vong, 4 người bị thương. Thời điểm xảy ra vụ nổ 5 nạn nhân đang ngồi uống nước cạnh trạm biến áp này. Theo ghi nhận của PV, hiện tại, quanh trạm biến áp Bùi Thị Cúc 4 không còn quán trà đá, người bán hàng rong buôn bán
Được phê duyệt quy hoạch với tổng diện tích 90ha nhưng công viên Chu Văn An (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội) đang trong tình trạng nhếch nhác, chỗ thì rác thải ngập tràn, chỗ thành bãi dạy lái xe tự phát...
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong mùa mưa bão năm nay nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và tài sản nhà nước.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định thành phố sẽ giữ nguyên lộ trình hạn chế xe máy sử dụng động cơ xăng trong nội đô từ năm 2030, nhằm giảm thiểu ô nhiễm và thúc đẩy sử dụng phương tiện xanh.
Trong tháng 5/2025, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 31 trận động đất với độ lớn dao động từ 2,5 đến 5 độ Richter. Phần lớn các trận động đất này xảy ra tại hai "điểm nóng địa chấn" là tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam.
Từ ngày 1/6 đến ngày 10/6, làn ô tô trên đường Lê Lợi, đoạn từ đường Nguyễn Huệ đến đường Phan Bội Châu (quận 1) sẽ được sử dụng để tổ chức các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc.
TP.HCM đang triển khai kế hoạch đầy tham vọng nhằm chỉnh trang đô thị và cải thiện chất lượng sống cho người dân bằng việc di dời khoảng 39.600 căn nhà nằm dọc theo 398 tuyến kênh rạch chưa được cải tạo tại 16 quận, huyện và TP Thủ Đức trong giai đoạn 2025–2030.
Từ ngày 30/6 đến 3/7, các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ dự báo sẽ đón đợt mưa lớn với tổng lượng mưa tích lũy phổ biến từ 150–250mm. Riêng một số khu vực như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và Điện Biên có thể ghi nhận lượng mưa lên tới 500mm.
Hàng loạt tỉnh, thành trên cả nước sẽ rực sáng pháo hoa và chương trình nghệ thuật trong tối 30/6, chào mừng thành lập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới. Đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tổ chức lại bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả.
Phát biểu tại lễ công bố bản thiết kế chip ADC “Made in Vietnam” - sản phẩm công nghệ cao đầu tiên của Việt Nam, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cam kết TP.HCM đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt hành trình phát triển công nghệ lõi, từ thiết kế đến thương mại hóa.
TPHCM phê duyệt đề án chỉnh trang Quận 8 với tổng vốn hơn 105.000 tỉ đồng, nhằm di dời gần 15.000 căn nhà ven kênh, xây dựng nhà tái định cư, phát triển hạ tầng và kinh tế ven sông.
Số ca mắc sởi đang giảm, nhưng nguy cơ bùng phát vẫn hiện hữu. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng tốc tiêm chủng, giám sát chặt và xử lý triệt để ổ dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, điều quan trọng là thái độ phục vụ người dân và doanh nghiệp phải vui vẻ, nhân văn, tuyệt đối không được hạch sách, không để người dân "sợ hay ngại" khi đến cơ quan công quyền.