Hà Nội: Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”

Phương Thảo (t/h)|12/10/2018 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

MOITRUONG.NET.VNNgày 12/10, nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, Bộ Tài nguyên và môi trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”, để hưởng ứng Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn năm 2018.

>>>Xây dựng nông thôn mới thích ứng biến đổi khí hậu

>>>Chất lượng không khí tại Hà Nội xấu đi nhanh chóng

Bờ biển ngập tràn rác thải từ nhựa và túi ni lông. Ảnh TTXVN

Tham dự Lễ phát động có ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Ban Chấp hành TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, cùng đại diện nhiều bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội và chính quyền nhiều địa phương.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN&MT, ông Trần Hồng Hà cho biết, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi ni lông mỗi ngày. Như vậy, trung bình mỗi ngày sẽ có hàng triệu túi ni lông được sử dụng và thải ra ngoài môi trường. Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi ni lông. Trong đó, Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, mà rác thải nhựa ni lông chiếm 7%-8%.

Theo thông kê, Việt Nam xếp thứ 17/109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới. Ông Kamal Malhotra, Đại diện thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam khẳng định, 60% lượng rác thải nhựa thải ra biển có nguồn gốc từ 6 nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam.  Đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa môi trường mà các chuyên gia gọi là “ô nhiễm trắng

Các sản phẩm nhựa từ lâu đã được các chuyên gia đánh giá là mang lại hậu quả khôn lường đối với môi trường, tính mạng, sức khỏe con người, và hệ sinh vật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, chất thải từ nhựa và ni lông mới bị phân hủy. Nếu đeo tiêu hủy bằng cách đốt, khí thải có chứa Dioxin và Furan sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Ngoài ra, rác thải nhựa nằm dưới đáy đại dượng cũng trở thành “thuốc độc” đối với sinh vật biển.

Ông Trần Hồng Hà cũng cho hay, để hạn chế, giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa và túi ni lông đòi hỏi sự chung tay của cộng đồng. Người dân nên sử dụng các loại túi khác thân thiện với môi trường như túi giấy, túi vải, túi ni lông tự huy, ,,, để thay thế cho túi ni lông thông thường.

Tại Lễ phát động, Bộ TN&MT cũng kêu gọi các cấp, ngành, cơ quan đơn vị và cộng đồng cùng hành động, triển khai thực hiện các hoạt động như: Không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại các cơ quan, đơn vị; phát động phong trào thu gom, phân loại các sản phẩm dùng từ nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định…

Ngoài ra, các lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung ương Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và các doanh nghiệp tham dự đã trao các cam kết tham gia “Phong trào chống rác thải nhựa” giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với đại diện các tổ chức chính trị – xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp.

Phương Thảo (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hà Nội: Phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”