Hai cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm được thả về môi trường tự nhiên

Linh Lan (T/h)|03/03/2018 13:36
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Chiều 3/3, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế) – đơn vị vừa tiếp nhận và tái thả hai cá thể khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam về môi trường tự nhiên.

(Moitruong.net.vn) – Hai cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm nằm trong sách đỏ trước đó bị hai người dân huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên – Huế) bắt nay đã được thả về môi trường tự nhiên.

Khỉ mặt đỏ là loài linh trưởng phân bố rộng khắp cả nước, chúng có màu lông sẫm pha đỏ, nâu hoặc đen ở phần trên của cơ thể, mặt đỏ và đuôi gần như không có. Con non có màu vàng nhạt đến trắng. Thức ăn chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và động vật kể cả côn trùng, chim và trứng.

Khỉ mặt đỏ là loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam

Được biết, đây là hai cá thể khỉ mặt đỏ chưa trưởng thành, bị hai người dân ở huyện Phú Vang bẫy, bắt đem về nuôi vào cuối tháng 2/2018. Sau một thời gian được các cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang làm công tác vận động, tuyên truyền kiến thức pháp luật, hai người dân đã tình nguyện giao nộp chúng cho cơ quan chức năng. Qua kiểm tra, các cá khỉ mặt đỏ có tình trạng sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu bị thương.

Theo tìm hiểu, những cá thể khỉ trên là loài động vật cần được bảo vệ trong Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ và được xếp ở mức VU – sẽ nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam. Vì vậy, việc nuôi nhốt khỉ mặt đỏ để làm cảnh là hành vi vi phạm pháp luật.

Linh Lan (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hai cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm được thả về môi trường tự nhiên