Nghị quyết 23/2013/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hải Phòng đặt ra mục tiêu giai đoạn 2013-2015, có 50-70% lượng nước do doanh nghiệp xả thải được thu gom, không để xả trực tiếp ra các sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng. Tiếp đó, đến giai đoạn 2016-2020, xử lý dứt điểm 100% vi phạm pháp luật xả nước thải vào nguồn nước.
Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng trở nên hung hăng hơn gấp hàng nghìn lần
Tanzania nỗ lực gây dựng lại cảnh quan hoang dã
Trên sông Rế có hàng trăm trường hợp xây dựng nhà ở nằm trong hành lang bảo vệ sông.
Ảnh: Duy Lê
Nhưng đến thời điểm này, toàn thành phố mới có 33,8% số DN có giấy phép xả nước thải; còn tới 66,2% số doanh nghiệp (DN) xả nước thải không có giấy phép.
Trưởng Phòng Tài nguyên nước (Sở Tài nguyên và Môi trường) Phạm Thanh Hải cho biết: Trên địa bàn thành phố có gần 800 DN, tổ chức thuộc diện phải xin cấp giấy phép mới được xả thải. Nhưng mới có 270 DN đã có giấy phép xả thải; trong đó có 200 DN do Sở TNMT cấp phép; 70 DN do Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn cấp phép. Việc cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước do 2 ngành cùng thực hiện.
Nếu DN xả thải vào nguồn tiếp nhận là hệ thống kênh thủy lợi thì do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) quản lý và cấp phép. Các nguồn nước còn lại do Sở TNMT thực hiện. Phần lớn nguồn nước đang tập trung nhiều DN xả thải thuộc hệ thống công trình thủy lợi. Song số lượng giấy phép xả thải vào nguồn nước do ngành NN-PPNT thực hiện còn thấp.
Để phục vụ quản lý tổng hợp và thống nhất nguồn tài nguyên nước, UBND thành phố sớm rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về tài nguyên nước đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành chỉnh sửa, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND thành phố.
Quỳnh Dao