Hải Phòng: Thiếu chỗ chôn, nhiều xã tiêu hủy lợn chết ngay tại nghĩa trang thôn

Ngọc Linh (t/h)|22/04/2019 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sau khi lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi, nhiều xã trên địa bàn huyện Tiên Lãng đem ra chôn trong nghĩa trang của thôn, sát phần mộ khiến người dân xung quanh bức xúc.

Tại một số địa phương, do lực lượng thú y mỏng gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh. 

Hiện trên địa bàn huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đã có 23 xã bị dịch tả lợn Châu Phi tấn công. Thời điểm phát hiện dịch kể từ ngày 27/2 đến nay, toàn bộ huyện đã phải tiêu hủy gần 545 tấn thịt lợn.

Trong đó nhiều nhất là lợn thịt đến lợn lái và lợn con. Giai đoạn dịch bùng phát nhiều nhất là ở các xã Nam Hưng, Tây Hưng, Quang Phục xong lan rộng ra xã Khởi Nghĩa, Quyết Tiến và toàn huyện.

Tại xã Khởi Nghĩa, do số lượng lợn dịch chết quá lớn trong khi chỗ chôn không còn, xã đã đem ra nghĩa trang thôn để chôn. Thấy lợn dịch chết đem chôn ngay sát phần mộ của họ nhà mình, nhiều hộ dân đã kịch liệt phản đối bởi vừa gây ô nhiễm, vừa ảnh hưởng tới tâm linh và yêu cầu chính quyền xã Khởi Nghĩa đào và đưa lợn dịch đi tiêu hủy.

Ông Phạm Văn Cánh – Chủ tịch UBND xã Khởi Nghĩa cho biết: “Chiều ngày 14/4, Ban chỉ đạo phòng dịch của xã Khởi Nghĩa đã tiêu hủy 1 con lợn nặng 2 tạ của hộ bà Ngô Thị Tiến tại nghĩa trang thôn An Tử gần mộ của người dân.

Do người dân phản đối kịch liệt nên chúng tôi phải đào lên đem ra bãi rác tập trung của xã chôn lại. Qua đây, xã đã rút kinh nghiệm, đưa tất cả lợn dịch trong xã đem ra bãi rác tập trung xử lý chôn lấp đúng quy trình”.

Ông Cánh chia sẻ thêm, tính đến thời điểm này, toàn xã đã tiêu hủy gần 4 tấn lợn dịch, phun phòng khử trùng cho 72 hộ chăn nuôi.

Nghĩa trang thôn An Tử, nơi đã chôn lợn dịch chết bị người dân địa phương phản đối kịch liệt

Cùng chung tình cảnh thiếu chỗ chôn lấp lợn dịch, tại xã Quang Phục (huyện Tiên Lãng) đã đem khoảng 20 tấn lợn chết do dịch tả lợn châu Phi chôn tại nghĩa trang nhân dân. Trước sự việc trên, nhiều gia đình có phần mộ nằm sát điểm chôn lợn dịch đã kịch liệt phản đối, đề nghị chính quyền khẩn trương bốc lên đưa đi nơi khác chôn.

“Lợn chết nhiều, khu bãi rác thì xa nếu vận chuyển lâu quá chúng tôi sợ phát tán dịch sang các hộ khác lên phải đem ra nghĩa địa chôn. Không thể chôn đâu được”, ông Phạm Văn Suốt, Chủ tịch UBND xã Quang Phục phân trần.

Còn tại xã Nhân Thắng (huyện Gia Bình, Bắc Ninh), hiện số lượng lợn ở thôn bị chết do dịch tả lợn châu Phi tăng chóng mặt. Tuy nhiên, lực lượng thú y rất ít, xử lý không xuể nên dẫn đến tình trạng có nơi xảy ra lợn chết rồi vẫn chưa được đưa đi tiêu hủy kịp thời.

Ông Bùi Thế Quế, Trưởng thôn Hương Triện (xã Nhân Thắng) cho hay: “Thời điểm này lợn dịch ở thôn đang chết nhiều nên các cán bộ thú y xã, huyện phải làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm cũng không xuể.

Do lực lượng mỏng, số lượng lợn chết nhiều nên việc xử lý không xuể, có hộ báo lợn chết từ ngày hôm trước nhưng sang đến hôm sau mới có người đến đưa đi tiêu hủy”.

Điển hình như hộ của gia đình ông Vũ Đình Bạch nuôi hơn 10 con lợn, trong đó có một con bị phát hiện ốm chết từ đêm hôm trước (đêm 17/4) và vợ chồng ông Bạch đã nhiều lần gọi điện báo lên xã nhưng mãi đến gần trưa ngày hôm sau (18/4) mới có cán bộ thú y đến kiểm tra.

Ông Bạch nói: “Tôi gọi điện nhiều lần nhưng cán bộ thú y xã bảo gia đình phải tự kéo điện chích chết hết các con còn lại mới được đem đi tiêu hủy khiến chúng tôi rất bức xúc. Của đau, con xót, vợ chồng tôi không xuống tay được nên đành phải nhờ hàng xóm sang xử lý giúp, song mãi chiều cùng ngày thú y mới sắp xếp xuống đưa đi tiêu hủy được”

Trước sự việc trên, nhiều gia đình có phần mộ nằm sát điểm chôn lợn dịch đã kịch liệt phản đối, đề nghị chính quyền khẩn trương bốc lên đưa đi nơi khác chôn.

Ông Phạm Văn Suốt – Chủ tịch UBND xã Quang Phục phân trần: “Lợn chết nhiều, khu bãi rác thì xa, nếu vận chuyển lâu quá chúng tôi sợ phát tán dịch sang các hộ khác lên phải đem ra nghĩa địa chôn. Không thể chôn đâu được”.

Một hộ dân chăn nuôi lợn bị nhiễm dịch tả trong đợt vừa qua tại thôn Khôi Vĩ Thượng, xã Quang Phục buồn rầu, than thở: “Lợn chết nhiều lắm! Có nhà mấy tấn.

Riêng nhà tôi cả trang trại chết hết toàn lợn lái, xã với huyện đem ra nghĩa trang của thôn tiêu hủy, thuê cả máy xúc để chôn lấp. Chúng tôi đang chờ tiền nhà nước hỗ trợ để trang trải tiền cám và thức ăn chăn nuôi, đỡ phần nào thiệt thòi”.

Nhiều xã diện tích nhỏ, lợn chết nhiều không có chỗ chôn lấp xử lý nên phải chôn ngay trong nghĩa trang của thôn. UBND huyện đã giao cho lãnh đạo địa phương phải bố trí chỗ chôn lấp phù hợp, đúng quy định, tránh việc chôn xong lại đào lên”.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan
  • Dịch tả heo châu Phi tiếp tục lan ra 13 tỉnh, thành
    Moitruong.net.vn – Thông tin mới nhất từ các địa phương cho thấy, đến ngày 10/3, dịch tả lợn châu Phi (ASF) tiếp tục xuất hiện ở Nam Định và Ninh Bình, đưa số địa phương có bệnh ASF lên 13 tỉnh thành, cùng với: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng: Thiếu chỗ chôn, nhiều xã tiêu hủy lợn chết ngay tại nghĩa trang thôn