Moitruong.net.vn – Hiện tại các hộ giết mổ trâu, bò đều giết mổ tự phát, chất thải được thải trực tiếp ra sông, ngòi gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội của huyện, số lượng gia súc giết mổ ngày càng tăng. Hiện trên địa bàn huyện có 13 hộ gia đình hoạt động giết mổ gia súc, trong đó có 05 hộ giết mổ heo và 08 hộ giết mổ trâu, bò. Một số hộ giết mổ gia súc không có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đưa trực tiếp ra ngoài môi trường không qua xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
Các hộ giết mổ hiện nay phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hầu hết các hộ hoạt động giết mổ tự phát, áp dụng phương thức giết mổ thủ công, lạc hậu. Các công đoạn trong quá trình giết mổ đều thực hiện trên mặt nền dẫn đến tình trạng nước thải, chất thải trong quá trình giết mổ dễ gây nhiễm bẩn cho thịt không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Xây dựng lò mổ gia súc, gia cầm giúp bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, quy trình hoạt động không đảm bảo kỹ thuật, từ khâu nhập gia súc sống đến các công đoạn trong quy trình giết mổ và nơi xuất sản phẩm dẫn đến tạp nhiễm giữa các khâu. Các hộ giết mổ gia súc ở các xã đều tiếp nhận gia súc tại chỗ, một số chủ giết mổ mua gia súc từ các huyện, các tỉnh khác để giết mổ, trong khi công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hiện nay chưa được phối hợp đồng bộ do chưa có cơ sở giết mổ tập trung, từ đó nguy cơ trở thành ổ dịch khi có dịch bệnh xảy ra ở các tỉnh khác là rất lớn.
Nguồn nước ngọt ở các kênh trên địa bàn huyện là nguồn cung cấp nước chính cho nhân dân sinh hoạt và sản xuất, nếu tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ các hộ giết mổ không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và xảy ra thưa kiện gây bất ổn đến an ninh trật tự xã hội trên địa bàn huyện.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lĩnh vực thú y, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc bố trí giết mổ hiện nay không còn phù hợp, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng và nguy cơ về dịch tễ cho đàn gia súc, gia cầm chăn nuôi trên địa bàn huyện.
Do đó Ủy ban nhân huyện xác định cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn huyện là nhu cầu hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay để chủ động khống chế và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trên đàn gia súc, gia cầm. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Các địa điểm xây dựng phải phù hợp với đề án của tỉnh và quy hoạch chung của huyện, không tạo sự biến động về nguồn sản phẩm động vật cung cấp cho thị trường. Đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ gia súc, gia cầm của người chăn nuôi trên địa bàn huyện; thuận tiện trong việc vận chuyển, kinh doanh, gắn với hệ thông mạng lưới tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật. Giải quyết thêm việc làm cho lao động nông thôn, tạo vẽ mỹ quan môi trường xanh, sạch, an toàn góp phần xây dựng nông thôn mới.
Huyện Giang Thành sẽ xây dựng 02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn xã Vĩnh Điều, xã Phú Mỹ hoặc xã Phú Lợi, địa điểm cụ thể do UBND xã và các ngành có liên quan phối hợp để chọn với diện tích tối thiểu 3.000m2, công suất trâu, bò 30 con/ngàv, heo 30 con/ngày, gia cầm 500 con/ngày. Khi 02 cơ sở theo quy hoạch được xây dựng thì không câp phép xây dựng thêm, trừ trường hợp một trong hai cơ sở theo quy hoạch không đáp ứng được công suất giết mổ theo nhu cầu thực tế.
Khi xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chủ đầu tư phải chấp hành các quy định của nhà nước về công tác giết mổ gia súc, gia cầm, chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn cấp huyện có liên quan và chấp hành các nội quy của cơ sở giết mô tập trung. Chủ đầu tư phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn nhưng phải đảm bảo công suất hoạt động đáp ứng nhu cầu giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. Tuyệt đối ngăn chặn không để gia súc, gia cầm bệnh, chết đưa vào cơ sở giết mổ.
Từng bước cải thiện phương thức giết mỏ theo hướng ngày càng tiên tiến, hiện đại để không ảnh hưởng đến môi trường, gây tác hại và ảnh hưởng xấu đến cộng đông, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh giết mổ và quy ước văn hóa của địa phương nơi xây dựng cơ sở giết mổ.
Việc thu phí và lệ phí thú y tại cơ sở giết mổ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Tiền phí và công giết mổ (đóng trực tiếp cho chủ cơ sở): Mức thu dự kiến: 30.000đ/con heo, 5.000đ/con gia cầm, l00.000đ/con trâu bò.
Áp dụng thực hiện các chính sách theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cho các chủ đầu tư khi có hướng dẫn của UBND tỉnh, chủ đầu tư xây dựng giết mổ gia súc – gia cầm tập trung bỏ vốn đầu tư xây dựng mới là 100%.
Sau khi đề án được phê duyệt, UBND huyện giao phòng Nông nghiệp và PTNT, trạm Chăn nuôi và Thú y, phòng Tài nguyên – Môi trường huyện phối hợp với các phòng, ban có liên quan, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, Đảng ủy, UBND các xã tổ chức thông báo rộng rãi để kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc – gia cầm tập trung trên địa bàn huyện. Tổ chức chọn nhà đầu tư có đủ điều kiện và năng lực để thực hiện đề án trong năm 2019.
Trương Anh Sáng