Khoảng 800 nghìn tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh

Minh Anh (t/h)|08/01/2020 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn lớn và chịu hậu quả nặng nề nhất thế giới.

Thống kê cho thấy, số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh thành, phố, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung.Ước tính số bom mìn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha, chiếm 18,82% diện tích cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63 tỉnh thành, phố, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh miền Trung.

Ảnh minh họa

Theo Bộ Tư lệnh Công binh, tất cả các loại bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm và có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hóa học.

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40.000 người chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là những lao động chính trong gia đình và trẻ em. Chỉ tính riêng các tỉnh miền Trung gồm: Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó 10.540 người chết, 12.260 người bị thương.

Trước thực trạng số lượng nạn nhân bom mìn còn rất lớn và đời sống, sức khỏe, hoàn cảnh của nạn nhân còn nhiều khó khăn, trong năm năm qua (2014-2019), Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam đã góp phần tích cực “Chung tay khắc phục hậu quả bom mìn – Vì cuộc sống bình yên và phát triển”.

Đáng chú ý, trong công tác hỗ trợ sinh kế nạn nhân bom mìn, tổ chức này đã tiến hành 26 đợt hoạt động hỗ trợ sinh kế nạn nhân ở 19 lượt tỉnh, thành phố. Tổng số người đã được hỗ trợ sinh kế và tặng quà gần 5.500 người. Trong đó có 240 gia đình nạn nhân được tặng bò giống.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Khoảng 800 nghìn tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.