Khói xe được cho là thủ phạm của nhiều bệnh ung thư. Theo các nhà hoạt động môi trường, khói xe là một trong những thủ phạm làm tan chảy băng.
– 250-350 ppm (parts per million-phần triệu): ở không khí ngoài trời bình thường.
– 350-1.000 ppm: trong những phòng có sự trao đổi khí tốt giữa bên trong và bên ngoài.
– 1.000-2.000 ppm sẽ gây ra sự uể oải, buồn ngủ, đờ đẫn, kém tập trung, tăng nhịp tim và có thể bị nôn ói.
– Trên 5.000 ppm sẽ gây mất oxy và hậu quả là gây tổn hại não vĩnh viễn, bất tỉnh, tử vong.
Carbon monoxide (CO): Khi hít phải khí CO ở mức 667 ppm thì CO sẽ làm chuyển đổi 50% haemoglobin vận chuyển oxy thành carboxyhemoglobin. Phân tử carboxyhemoglobin không có chức năng mang oxy đến tế bào. Ngay sau khi tiếp xúc với CO, bạn sẽ bị nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và dẫn đến tử vong.
Nitric oxides (NO và NO2): Ở liều lượng nhỏ, các nitric oxides đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự liên lạc giữa các tế bào. Tuy nhiên, ở liều cao, các nitric oxides sẽ gây hại hệ mạch máu. Thai phụ hít các nitric oxides thường xuyên sẽ gây nên dị dạng thai nhi, biến đổi DNA và các chứng bệnh đa xơ cứng.
Sulfur dioxide: Gây rối loạn hô hấp.
Các phần tử cực nhỏ: Các thành phần “lạ” này sẽ gây hại mô phổi và phát triển một số dạng ung thư.
Các hợp chất hydrocarbons đa vòng: gây tổn hại lên da và hệ tự miễn của cơ thể.
Vì vậy, để tránh những trường hợp tử vong do hít phải khói xe, quan trọng là nên phổ biến rộng rãi về tác hại của khói xe cho công chúng. Không nên nổ máy xe trong phòng kín. Không nên dùng động cơ xe để lấy ánh sáng hoặc mở máy lạnh.
Lộ trình áp dụng kiểm định khí thải xe máy
Liên quan đến dự thảo về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe môtô, xe gắn máy của Bộ Giao thông Vận tải, qua khảo sát độc lập của VietnamPlus, đa số người dân khi được hỏi về dự thảo này đều khẳng định sự cần thiết của việc kiểm định này nhằm giảm ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng băn khoăn về mức phí kiểm định khí thải xe máy và đặt ra câu hỏi đến cơ sở của việc tính toán sơ bộ về mức phí đồng thời bày tỏ sự lo ngại đến tiêu cực của các đại lý được ủy quyền chính thức của các công ty sản xuất, lắp ráp khi Dự thảo nhấn mạnh đây là lực lượng chính tham gia thực hiện kiểm tra khí thải xe máy (ngoài các trung tâm đăng kiểm).
Do đó, hầu hết các chủ xe máy đều mong muốn Chính phủ hay các cơ quan hữu quan phải tính toán thận trọng về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe máy bởi đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều thành phần xã hội. Song song đó, Nhà nước phải có cơ chế giám sát và công khai, minh bạch quy trình kiểm định khí thải của xe máy đối với người dân.
Dự thảo về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe môtô, xe gắn máy đưa ra 3 phương án:
Phương án 1: Không quy định ngay một lộ trình dài hạn cho 10 năm tới mà trước mắt chỉ thực hiện kiểm tra khí thải đối với xe có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên (thực hiện từ ngày 1/7/2018, ước tính có khoảng 15.200 xe được kiểm tra khí thải).
Phương án 2: Ban hành ngay một lộ trình dài hạn bằng cách chia đối tượng kiểm tra khí thải theo tuổi sử dụng xe vì xe càng cũ thì mức phát thải gây ô nhiễm càng lớn. Trước tiên, thực hiện kiểm tra khí thải đối với các xe cũ trên 15 năm sử dụng (từ 1/7/2020, khoảng 6 triệu xe); sau đó đến các xe có niên hạn 10 năm (từ 1/7/2022, khoảng 4 triệu xe), 5 năm (từ 1/7/2025, ước tính có khoảng 12 triệu xe).
Phương án 3: cho rằng nên tiếp tục chia đối tượng kiểm tra khí thải theo dung tích xylanh động cơ vì lượng phát thải tỷ lệ với độ lớn của dung tích xy lanh như loại 150cm3 (từ 1/7/2020); từ 1/7/2022 đối với xe có dung tích xy lanh động cơ từ 105cm3 trở lên; từ 1/7/2025 đối với tất cả xe máy thuộc đối tượng quy định.