Kiên Giang: Bảo tồn, duy trì phát triển bền vững hệ sinh thái Vườn quốc gia U Minh Thượng

Quốc Tuấn|02/01/2019 11:02
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Vườn quốc gia U Minh Thượng là một trong ba khu vực đất ngập nước quan trọng nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vườn quốc gia U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh, đó là các ưu hợp của rừng hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn, với diện tích trên 3.000ha. Hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn trở thành hệ sinh thái có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp.

>>>Quảng Ngãi: Chi hàng tỷ đồng để thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn

>>>Kon Tum: Đẩy mạnh phong trào “Chống rác thải nhựa”

Du khách đến thăm quan, tìm hiểu rừng quốc gia U Minh Thượng

Vườn quốc gia U Minh Thượng là vùng đất có thể mô tả với nét đặc trưng nhất như một hệ sinh thái rừng tràm thuộc đầm lầy có than bùn. Nơi đây còn có một diện tích gần 3.000ha đất đầm lầy và đồng cỏ ngập nước, khu vực lớn nhất và quan trọng nhất trong các khu trong vùng U Minh Thượng. Nhờ vậy, hệ động vật sinh sống rất phong phú và đa dạng với 33 loài, 188 loài chim, 39 loài bò sát lưỡng cư, 60 loài cá, 204 loài côn tr2ng và nhiều loài động vật thủy sinh phân bổ ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái. Trong các loài thực vật ở Vườn quốc gia U Minh Thượng có 72 loài được xác định là hiếm ghi nhận của Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN).

Có thể nói, rừng tràm phát triển trên khu vực than bùn là một hệ sinh thái quan trọng nhất trong Vườn quốc gia U Minh Thượng. Rừng tràm là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm và đang có nguy cơ bị đe dọa ở U Minh Thượng. Nó cũng đóng vai trò như là một chiếc màng lọc cung cấp nước ngọt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trong khu vực vùng đệm. Vườn quốc gia U Minh Thượng còn có trên 3.000ha diện tích đồng cỏ ngập nước được hình thành do cháy rừng hoặc phát quang rừng tràm trước kia. Những đồng cỏ này là sản phẩm của việc hệ sinh thái bị phá vỡ, nhưng mặc khác tính đa dang của các loài chim và các động vật khác có ở đây đóng góp đáng kể cho toàn bộ sự đa dạng sinh học của Vườn quốc gia U Minh Thượng. Trong 186 loài chim ghi nhận ở vườn quốc gia có 26 loài được xem là có giá trị quan trọng trong bảo tồn, trong đó có 9 loài nằm trong danh sách đang hoặc sắp bị đe dọa duyệt chủng trên toàn cầu do IUNC đề cử.

Rừng U Minh Thượng là điểm du lịch thu hút khách

Năm 2013, Vườn quốc gia U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang được công nhận là Vườn di sản ASEAN thứ 5 của Việt Nam và là Vườn di sản ASEAN đầu tiên về đất than bùn của khu vực. Năm 2016, Vườn quốc gia U Minh Thượng chính thức được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn) thứ 8 của Việt Nam và thứ 2.228 của thế giới. Chính hệ sinh thái phong phú và đặc trưng làm cho khu hệ cá nơi đây đa dạng và có thể mang những đặc điểm riêng biệt so với các vùng ngập nước khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, trước những tác động làm suy giảm đa dạng sinh học, cả hai mức độ giảm thành phần loài và đa dạng di truyền, đặc biệt cho nhiều loài cá.

Nhận thấy nguy cơ đó, Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ (KH&CN) chuyên ngành cấp tỉnh đã xem xét, đánh giá, tuyển chọn đơn vị chủ trì và thông qua thuyết minh đề cương đề tài tại Sở KH&CN tỉnh Kiên Giang. Kết quả bỏ phiếu đã xác định Trường Đại học Cần Thơ là đơn vị chủ trì và PGS.TS Dương Thúy Yên làm chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu biện pháp quản lý và phục hồi một số loài cá quý có giá trị kinh tế tại Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”.

Đề tài được thực hiện 4 nội dung: (I) Điều tra, xác định thành phần loài và mức độ phong phú tương đối (CPUE) và khả năng phục hồi của các loài cá quý; công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của VQG U Minh Thượng; (II) Đánh giá sự đa dạng di truyền một số loài cá quý, hiếm có nguy cơ cạn kiệt và các loài cá có giá trị kinh tế tại Vườn quốc gia U Minh Thượng; (III) Đề xuất các biện pháp quản lý và phục hồi nguồn lợi cá quý, hiếm tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt và các loài cá có giá trị kinh tế tại Vườn quốc gia U Minh Thượng; (IV) Xây dựng mô hình triển khai một số biện pháp quản lý và thả tái tạo một số loài cá quý, hiếm có nguy cơ cạn kiệt và các loài cá có giá trị kinh tế cao vào nguồn lợi tự nhiên.

Đề tài thực hiện trong 24 tháng; Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: Cần tổng quan thêm về vùng đệm U Minh Thượng, khu vực nghiên cứu gồm vùng lõi và vùng đệm thuộc địa phương nào, tình hình kinh tế-xã hội của địa phương nghiên cứu. Tính cấp thiết: Cần đánh giá sơ bộ về hiện trạng sản lượng khai thác, quản lý thủy sản tại Vườn quốc gia U Minh Thượng, thành phần loài có trong vùng nghiên cứu, loài nào có nguy cơ bị tuyệt chủng cao cần phải duy trì và bảo vệ.

Đây cũng là cơ hội để tỉnh có phương án bảo tồn, duy trì bền vững hệ sinh thái nơi đây và kết hợp khai thác du lịch sinh thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân địa phương.

Quốc Tuấn

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Bảo tồn, duy trì phát triển bền vững hệ sinh thái Vườn quốc gia U Minh Thượng