Kiên Giang: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Quốc Tuấn|02/03/2020 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Kiên Giang phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết giữa chính quyền và người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu, năm 2020 đạt ít nhất 60% số xã và thêm 02 huyện đạt chuẩn.

Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Kiên Giang về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; các đoàn thể nâng lên nhận thức về xây dựng nông thôn mới; người dân nông thôn ngày càng hiểu rõ hơn lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện khá tốt việc lồng ghép đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng. Hệ thống thủy lợi phục vụ khá tốt việc tưới tiêu, kiểm soát lũ, ngăn mặn để sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản. Hệ thống giao thông nông thôn được ưu tiên đầu tư xây dựng, 60% đường ấp-liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa. Cơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở được quan tâm đầu tư, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục được chú trọng (đến nay 100% số xã nông thôn có trạm y tế).

Đồng chí Đỗ Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Cùng với đó, phát triển nền nông nghiệp toàn diện, nhất là thực hiện Đề án cơ cấu ngành nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, một số địa phương thu hút được một số doanh nghiệp liên kết, liên doanh hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đời sống vật chất của dân cư nông thôn tiếp tục được nâng lên, cuối năm 2019 toàn tỉnh còn 2,69% hộ nghèo.

>>>Xem Thêm:Kiên Giang: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ứng dụng khoa học công nghệ; đưa các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, giá trị cao vào sản xuất, gắn sản xuất với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị đối với sản phẩm lợi thế của tỉnh. Tăng cường công tác giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Quan tâm xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an ninh trật tự.

Học sinh đến trường trên con đường sạch, đẹp theo chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, toàn tỉnh có 09 huyện, thành phố đạt từ 50% số xã đạt chuẩn trở lên như: Giồng Riềng (15/18), Tân Hiệp (10/10), Gò Quao (8/10), Vĩnh Thuận (6/7), Kiên Lương (5/7), Châu Thành (5/9), U Minh Thượng (3/6), Rạch Giá (1/1) và Hà Tiên (1/2). Toàn tỉnh bình quân đạt 16,8 tiêu chí/xã, cao hơn bình quân chung cả nước (15,26 tiêu chí/xã) và cao hơn vùng đồng bằng sông Cửu Long (15,43 tiêu chí/xã).

Huy động, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Đa dạng hóa các nguồn vốn để thực hiện chương trình, gắn kết chặt chẽ giữa chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ khác trên địa bàn.

>>>Xem thêm:Kiên Giang: Hoàn thành các mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công, nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, tạo thuận lợi và khuyến khích các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Bố trí đủ vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 đạt ít nhất 60% số xã và thêm 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Quốc Tuấn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới