Kiên Giang: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với bảo vệ môi trường

Trương Anh Sáng|01/12/2018 10:41
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đầu t

– Phát triển du lịch gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần thực hiện đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm nâng cao đi sống người lao động, đặc biệt cộng đồng các dân tộc Khmer nơi có tiềm năng về tài nguyên du lịch; gắn liền với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, bảo tn tài nguyên nhân văn, bảo vệ an ninh; chính trị; củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

>>> Quảng Trị: Đầu tư hơn 160 tỷ đồng xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường

>>>Việt Nam: Đề xuất bổ sung quy định bảo vệ động vật hoang dã

Du lịch tỉnh Kiên Giang đang dần trở thành một trong những trung tâm du lịch khu vực ĐBSCL có cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn cao, sản phẩm du lịch độc đáo, là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước.  Do đó, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng khu với chất lượng cao và mang tính khác biệt với các khu du lịch khác trên địa bàn cả về kiến trúc, mô hình và loại sản phẩm làm cơ sở, tiền đề cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch thu hút khách du lịch cho tỉnh. Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch để kêu gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho các khu du lịch; ưu tiên kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho ngành du lịch và chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trong việc nghiên cứu và xây dựng quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch quốc gia để trình Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra cần tranh thủ vốn các nguồn tài trợ quốc tế, nguồn vốn ODA, FDI và các nguồn vốn khác, huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch theo hướng đấu giá quyền sử dụng đất; phát hành trái phiếu; hình thức BOT trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch gắn với các cơ sở dịch vụ kinh doanh du lịch; điều tiết các khoản thu ngân sách của địa phương trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; cơ chế về việc sử dụng các ưu đãi đầu tư (tín dụng phát triển, thuế..) để phát triển các khu, điểm du lịch quốc gia; các khu, điểm du lịch thuộc địa bàn khó khăn…

Hồ Hoa Mai

Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống khách sạn, đặc biệt là các khách sạn thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp với đầy đủ các công trình dịch vụ bổ trợ như tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí… về định hướng không gian để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao cấp tập trung cho TP. Rạch Giá, TX.Hà Tiên; không gian phát triển một số khu du lịch (reasorts) cao cấp tại các khu vực biển đảo tại Phú Quốc. Đầu tư phát triển đồng bộ và có chất lượng đối với dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách.  Lựa chọn một số dịch vụ bổ sung tại một số khu vực như thành phố, thị xã và khu vực đảo để ưu tiên đầu tư xây dựng các dịch vui chơi giải trí và thể thao tổng họp để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa, thị trường khách có nhu cầu cao     về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao như: Du lịch mạo hiểm, đưa thuyền, câu cá, du lịch thám hiểm…

Đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thông qua các diễn đàn, cuộc hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển làm…trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp và cơ quan quản lý tham gia quảng bá sản phẩm du lịch; thông qua các công ty lữ hành chuyên nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giới thiệu, bán và kết nối các chưong trình du lịch đến với các khu, điểm tài nguyên du lịch trên địa bàn Kiên Giang; khuyến khích các công ty lữ hành của tỉnh đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các trung tâm du lịch trong và ngoài nước theo quy định của Nhà nước. Phát hành rộng rãi các ấn phẩm giới thiệu về con người, lịch sử văn hoá, cảnh quan và sản phẩm du lịch Kiên Giang ra trong và ngoài nước; xây dựng nội dung của website quảng bá về tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch Kiện Giang; tăng cường quảng bá qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước như: đài phát thanh, vô tuyến truyền hình và Internet của địa phương’ trung ương và quốc tế…

Nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý du lịch; đồng thời trang bị nghiệp vụ chuyên ngành và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch; tăng cường đào tạo nghiệp vụ du lịch, vệ sinh môi trường du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường và phong cách phục vụ cho cộng đồng dân cư nơi có thể phát triển du lịch như ven biển, vùng đồng bào dân tộc miền Tây. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch; thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên và môi trường để phục vụ phát triển du lịch.

Phát triển các cụm du lịch.

Trong giai đoạn 2011 – 2020, Kiên Giang trú trọng xây dựng Cụm du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc, Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận, Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận, Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận. Giai đoạn sau 2020, huyện đảo Phú Quốc trở thành Đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương, vì thế, Kiên Giang có các cụm du lịch: Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận, Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận, Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận.

Cụm du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao trong khu vực và thế giới. Các loại hình du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng biển; thám hiểm; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao; hội nghị, hội thảo; tham qụan di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề… ở các khu du lịch sinh thái tại Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, bãi ông Lang, bãi Khem, Bãi Sao…; các khu du lịch hỗn hợp tại Bãi Vòng, Vịnh Đầm; khu phức hợp Bãi Trường; các điểm du lịch đặc trưng gồm nhà tù Phú Quốc, suối Tranh, suối Tiên, suối Đá Bàn, núi Chúa, núi Ra Đa, sông Dương Đông, các điểm làng nghề…

Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận phát triển Cụm du lịch biển đảo danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gắn với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hà Tiên với các loại hình du lịch chủ yếu: Nghỉ dưỡng biển; du lịch sinh thái; tham quan các di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề; lễ hội, tín ngưỡng; thể thao, mạo hiểm; mua sắm. Cụm du lịch Rạch Giá và phụ cận là cụm du lịch sinh thái, biển đảo, di tích lịch sử, lễ hội…với các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái nhà vườn, sinh thái biển đảo; các dịch vụ vui chơi, giải trí; tham quan các di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề; lễ hội. Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận là cụm du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử U Minh Thượng với các loại hình du lịch chủ yếu: Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, các di tích lịch sử; du lịch sinh thái vườn, làng nghề…

Đồng thời tỉnh cũng đã xây dựng các tuyến du lịch quốc tế và liên vùng: Từ Campuchia – Hà Tiên – Kiên. Lương – Rạch Giá – Phú Quốc và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Từ TP. Hồ Chí Minh – Rạch Giá – Phú Quốc – các tỉnh ĐBSCL. Các tuyến du lịch địa phương:  Thành phố Rạch Giá đến các cụm du lịch khác: Rạch Giá – Hà Tiên; TP.Rạch Giá – Vườn quốc gia (VQG) U Minh Thượng; TP.Rạch Giá – các đảo của huyện Kiên Hải. Từ Hà Tiên đến các cụm du lịch khác: Phú Quốc – Rạch Giá; Phú Quốc- Hà Tiên…

Dự kiến năm 2020, ngành du lịch Kiên Giang sẽ đón 4.705.000 lượt khách nội địa và 648,000 lượt khách quốc tế, 3.812.000 lượt khách tham quan các khu du lịch. Năm 2030 đón 6.561.000 lượt khách nội địa, 1.224.000 lượt khách quốc tế, 4.000.000 lượt khách tham quan các khu du lịch. Năm 2020 doanh thu đạt 290,10 triệu USD, trong đó khách du lịch nội địa là 151,90 triệu USD, khách du lịch quốc tế là 132,20 triệu USD. Năm 2030 đạt 659,25 triệu USD, trong đó khách du lịch nội địa là 132,47 triệu USD, khách du lịch quốc tết là 516,78 triệu USD. Qua đó giải quyết việc làm năm 2020 có 18.400 người làm việc có liên quan đến ngành du lịch, trong đó lao động trực tiếp là 5.800 người; năm 2030 có 31.000 người làm việc có liên quan đến ngành du lịch, trong đó lao động trực tiếp là 9.300 người.

Trương Anh Sáng


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn liền với bảo vệ môi trường