– Thắng cảnh quốc gia thác Prenn (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) đang kêu cứu khi gần 10 ngày qua vì bùn thải đã tràn ra suối Prenn chảy về phía hạ du gây ô nhiễm nguồn nước, khiến cho nhiều hộ nông dân trồng rau màu dọc theo suối ở P.3, P.10 và danh thắng quốc gia lâm cảnh khổ.
>>> Nghệ An: Về Nghĩa Lâm nghe người dân tố Trang trại bò sữa TH True Milk gây ô nhiễm môi trường, bức tử người dân
>>> Tp. Hồ Chí Minh – Bài 2: Hệ thống chính quyền quận 9 đang bất lực trước sai phạm của Công ty Pacific?
Cách đây khoảng 6 ngày, bùn thải này đã tràn ra suối Prenn chảy về phía hạ du gây ô nhiễm nguồn nước, khiến cho nhiều hộ nông dân trồng rau màu dọc theo suối ở P.3, P.10 và danh thắng quốc gia thác Prenn lâm cảnh khổ.
Nông dân Nguyễn Hiểu (61 tuổi, ở P.3), chua xót: “Gia đình tôi có 5 ha trồng lơ xanh và xà lách, nhưng mấy ngày nay đứng ngồi không yên bởi nguồn nước suối bị ô nhiễm nghiêm trọng, không dùng để tưới rau màu được. Gia đình tôi phải dùng nước hồ nuôi cá để tưới tạm nhằm cứu sống vườn rau, tình trạng này mấy ngày nữa chưa chắc hết”.
Nông dân Nguyễn Hiểu lo lắng cho vườn rau vì không có nước tưới, do nước suối Prenn bị ô nhiễm vì bùn thải – Ảnh: Gia Bình
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND P.3, cho biết: “Khi thấy dòng suối bị ô nhiễm, chúng tôi liền đi kiểm tra và phát hiện do hoạt động đổ bùn thải từ dự án nạo vét hồ lắng. Thống kê sơ bộ, có khoảng 20 hộ dân với 7 – 8 ha rau màu bị ảnh hưởng vì không thể dùng nước suối Prenn để tưới. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ chết rau và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Phường đã đề nghị chủ đầu tư nhanh chóng khắc phục và báo cáo cơ quan chức năng để xử lý”.
Tương tự tình cảnh này, ông Tôn Thất Thanh Vũ, Phó chủ tịch UBND P.10, cho biết phường cũng có khoảng 20 hộ dân với 15 – 16 ha rau màu bị ảnh hưởng do việc ô nhiễm dòng suối Prenn.
Không chỉ rau màu của các hộ nông dân “bỗng dưng gánh họa”, danh thắng quốc gia thác Prenn, nơi sẽ diễn ra Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương trong 2 ngày 13 – 14.3tới , cũng đang “chịu chung số phận”.
Nguyên nhân khiến cho thác Prenn trở nên thê thảm như vậy là do bãi thải ở đèo Mimôza – nơi chứa hàng ngàn khối bùn, đất nạo vét ở danh thắng hồ Xuân Hương (TP. Đà Lạt) gặp mưa đã tràn theo suối đổ về thác.
Việc thác Prenn bị ô nhiễm đang gây lo lắng cho Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Đà Lạt – đơn vị chủ quản Khu du lịch thác Prenn bởi sẽ để lại hình ảnh và ấn tượng không tốt trong lòng du khách.
Nguồn nước chảy về danh thắng quốc gia thác Prenn đã bị ô nhiễm, đục ngầu – Ảnh: Gia Bình
Một lãnh đạo khu du lịch thác Prenn, lo lắng: “Dòng suối ô nhiễm chảy về thác khiến cho thác nước bị đục, bốc mùi, nhiều du khách than phiền. Mà như vậy còn đỡ, chứ ngày mai (ngày 13.4) bắt đầu diễn ra Lễ hội giỗ tổ Hùng Vương, khu vực dưới chân thác sẽ là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, đua thuyền, bịt mắt bắt vịt…, nhưng dòng nước ô nhiễm thế này thì không biết có thực hiện được không”.
Cũng theo ông Nhựt, vị trí bãi thải này của TP.Đà Lạt để đổ thải bùn đất khi nạo vét các hồ trên địa bàn, đã được tỉnh cho phép từ năm 2009 với khoảng 2,4 ha, nhưng bị lấn chiếm, nay còn khoảng 1,8 ha. Tùy từng dự án nạo vét mà đắp bờ quai phù hợp. Riêng dự án nạo vét hồ lắng số 1 và số 2 hồ Xuân Hương, sẽ nạo vét đổ khoảng 50.000 m3 bùn đất, từ cuối tháng 3.2019 đến nay đã đổ khoảng 15.000 m3.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho biết đã kiểm tra hiện trường, đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt phải nhanh chóng khắc phục đắp lại bờ quai bãi thải, chuẩn bị phương án để chủ động ứng phó sự cố nếu như có mưa lớn xảy ra.
Trong gần 10 ngày qua, khi thác chuyển màu và ô nhiễm đã gây thiệt hại không nhỏ cho khu du lịch này. Nhiều công ty du lịch đã bỏ hoặc đổi tour chứ không đưa khách du lịch đến thưởng ngoạn dòng thác. Số lượng du khách đến với khu du lịch hàng ngày giảm khoảng 20% (từ 100–200 khách/ngày). Nhiều du khách vừa đến nhìn xuống dòng thác liền quay đầu. Dịch vụ bơi thuyền dưới dòng thác cũng ngưng hoạt động vì không chỉ khách không đi mà khu du lịch cũng không phục vụ bởi sẽ không trọn vẹn cho du khách…
Ngọc Linh (t/h)