Báo Anh Telegraph dẫn nguồn tin trên Tạp chí Ecology and Evolution cho biết con kỳ nhông được nuôi trong sở thú London trong suốt 20 năm và sau khi chết, xác của con vật được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.
Các nhà khoa học đã phân tích 17 mẫu vật được lưu trữ tại bảo tàng và nhận thấy con vật này là một loài lưỡng cư mới, có kích thước lớn hơn họ hàng của nó. Đây là loại kỳ nhông khổng lồ ở miền Nam Trung Quốc.
Con kỳ nhông khổng lồ được coi là loài động vật lưỡng cư lớn nhất thế giới.
Theo các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, loài kỳ nhông khổng lồ này có thể có chiều dài tới gần 2 mét và là loài lớn nhất trong số 8.000 động vật lưỡng cư còn sống hiện nay.
Các nhà khoa học cũng chia các loài kỳ giông khổng lồ thành 3 loài: davidianus, sligoi và một loài thứ ba chưa được đặt tên. Loài thứ ba này chỉ được biết đến từ các mẫu mô.
Mỗi loài được phát hiện đều là động vật đặc trưng cho một hệ thống sông hoặc dãy núi khác nhau ở Trung Quốc và chúng rất khác nhau về mặt di truyền.
“Phân tích của chúng tôi cho thấy các loài kỳ giông khổng lồ của Trung Quốc đã phân tách từ 3,1 đến 2,4 triệu năm trước”, ông Samuel Turvey, tác giả nghiên cứu chính của Viện Động vật học thuộc Viện Động vật học London, nói. “Lúc này tương ứng với thời kỳ hình thành núi ở Trung Quốc khi cao nguyên Tây Tạng vận động, có thể cô lập quần thể kỳ giông khổng lồ và dẫn đến sự tiến hóa của các loài khác nhau ở các cảnh quan khác nhau”.
Trong lịch sử, kỳ giông khổng lồ đã được sử dụng cho mục đích y tế và thực phẩm ở miền nam Trung Quốc, theo nghiên cứu.
“Sự suy giảm số lượng kỳ giông khổng lồ Trung Quốc hoang dã rất thảm khốc, chủ yếu là do sự khai thác quá mức gần đây do nhu cầu thực phẩm”, ông Turvey nói. “Chúng tôi hy vọng rằng hiểu biết mới về sự đa dạng loài của chúng có thể giúp bảo tồn loài này”.
Loài kỳ giông khổng lồ Trung Quốc đã được Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên liệt vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Nuôi trồng và khai thác quá mức đã dẫn đến việc kỳ giông chỉ được tìm thấy tại 4 trong số 97 địa điểm trên khắp Trung Quốc. Những con kỳ giông thường được chuyển đến các trang trại cũng như vì lý do bảo tồn.
Sở thú London hiện là nơi sinh sống của 4 con kỳ giông khổng lồ, sau khi các nhà chức trách phát hiện chúng bị buôn lậu sang Anh từ năm 2016.
Tú Anh (T/h)