Lý giải hiện tượng sương mù dày đặc ở Hà Nội vào sáng 23 tháng Chạp

Minh Phúc|02/02/2024 09:20
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sáng 23 tháng Chạp, người dân Thủ đô ra đường trong thời tiết sương mù dày đặc, tầm nhìn bị hạn chế.

Hiện tượng trên khiến tầm nhìn hạn chế, người dân ra đường trong tình trạng sương giăng mù mịt, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển. Đến thời điểm 8 giờ, không khí vẫn mù mịt trong sương mờ ảo như ở SaPa…

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/2, miền Bắc tiếp diễn tình trạng mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù vào sáng sớm.

suong-mu.jpg
Ảnh minh họa

Lý giải về nguyên nhân hiện tượng trên, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng đêm qua (1/2) và sáng sớm nay, miền Bắc có mưa nhỏ. Những cơn mưa đêm đã để lại lượng ẩm trong không khí lớn nên sáng nay tạo ra lớp sương mù.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sương mù là một trong số hơn 20 loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam.

Trên thực tế, những ngày có sương mù bao phủ ở Hà Nội cũng không phải là hiếm.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, ô nhiễm không khí kết hợp sương mù có thể khiến không khí Hà Nội chìm trong mờ mịt, tầm nhìn hạn chế. Tình trạng này sẽ tác động đến sức khỏe, đặc biệt là nhóm nhạy cảm (người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch).

Theo Trung tâm khí tượng, từ nay đến khoảng ngày 12/2, miền Bắc có nhiều ngày mưa phùn, mưa nhỏ, thời tiết nồm ẩm vẫn diễn ra. Riêng từ ngày 8/2 (tức 29 tháng Chạp), không khí lạnh xuất hiện khiến nền nhiệt giảm mạnh xuống ngưỡng thấp nhất 12-15 độ C, cao nhất 16-19 độ C, trời rét.

Mưa rét được dự báo là thời tiết chủ đạo trong dịp Tết Nguyên đán năm nay tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ít mưa, trời nắng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lý giải hiện tượng sương mù dày đặc ở Hà Nội vào sáng 23 tháng Chạp